Vì sao Bộ GD&ĐT xóa sổ chương trình chất lượng cao trong trường đại học?

Từ ngày 1/12/2023, trong các trường đại học sẽ không còn chương trình đào tạo chất lượng cao. 

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 11/2023/TT-BGDĐT bãi bỏ Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.

Các khóa đã tuyển sinh Chương trình chất lượng cao (CTCLC) theo Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học trước thời điểm Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện cho đến hết khóa học.

Thông tư 23 được Bộ GD&ĐT ban hành năm 2014 quy định CTCLC là chương trình đào tạo có các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn chương trình đào tạo đại trà tương ứng, đồng thời đáp ứng các tiêu chí và điều kiện tại Quy định này.

Tuy nhiên, Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT (quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học) không có khái niệm CTCLC, nên các trường đại học sẽ không còn chương trình này nữa.

Do đó, đây là cơ sở để Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 11 bãi bỏ Thông tư 23.

Chương trình chất lượng cao có các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn chương trình đại trà. Các lớp đào tạo chất lượng cao có phòng học riêng, được trang bị máy tính kết nối Internet và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, học tập. Về đầu ra, sinh viên chất lượng cao hơn đại trà về năng lực chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm; khả năng thích nghi với môi trường làm việc. Riêng ngoại ngữ, sinh viên chất lượng cao tối thiểu phải đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, trong khi chuẩn tối thiểu với sinh viên đại trà là bậc 3/6. Về học phí, chương trình đại trà phải tuân thủ quy định về trần học phí của Chính phủ (hiện khoảng 9,8-14,3 triệu đồng một năm). Còn với chương trình chất lượng cao, các trường có thể tự quyết định học phí.
Theo Nghiêm Huê/ TPO

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Bình Phước sẽ có cơ sở giáo dục đại học đầu tiên vào năm 2025, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và các khu vực lân cận
Từ bất cập lựa chọn môn học tổ hợp theo định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10, chuyên gia giáo dục kiến nghị cần linh hoạt cho học sinh chuyển đổi môn học lựa chọn theo nhu cầu xét tuyển của các trường ĐH.
Hai ĐHQG đang tiến hành tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới
Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo vào chiều 9/12/2024, tại khu đất NC2.2, Khu Viện Nghiên cứu 2, Phường Đông Hòa, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết, ngành giáo dục đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệu từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đến giáo dục đại học (ĐH). Ngành cơ bản đã số hóa thông tin phục vụ công tác quản lí tại tất cả các bậc học. Dữ liệu của ngành đã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm để khai thác dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lí.
Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.