Tuyển sinh ĐH năm 2024: Điểm chuẩn cao nhưng vẫn phải xét tuyển bổ sung

Kết thúc xét tuyển đợt 1 (ngày 27/8), nhiều trường đại học (ĐH) thông báo xét tuyển bổ sung. Nhóm ngành sư phạm dù điểm chuẩn ở mức tốp đầu nhưng vẫn phải xét tuyển bổ sung và điểm chuẩn xét tuyển bổ sung vẫn ở mức rất cao.

Trường ĐH Tân Trào tuyển sinh bổ sung 93 chỉ tiêu cho 6 ngành đào tạo, bao gồm: Sư phạm Toán học, Giáo dục Mầm non (trình độ ĐH), Giáo dục Mầm non (trình độ cao đẳng), Giáo dục Tiểu học, Dược học, Kế toán. Ngành Giáo dục tiểu học có điểm chuẩn xét tuyển bổ sung cao nhất là 28,07 điểm. Tiếp đó là ngành Giáo dục mầm non với 27,6 điểm; ngành Sư phạm Toán học với 27,3 điểm.

Tuyển sinh ĐH năm 2024: Điểm chuẩn cao nhưng vẫn phải xét tuyển bổ sung

Sinh viên nhập học năm 2024 Ảnh: Nghiêm Huê

Trường ĐH Sư phạm, Đại học Huế thông báo xét tuyển bổ sung với 2 phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ. Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn dao động từ 17,4 - 28,31 điểm. Ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lí có điểm chuẩn cao nhất với 28,31 điểm. Với phương thức xét học bạ THPT, điểm chuẩn dao động từ 20,50 - 28,32 điểm. Ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lí tiếp tục dẫn đầu với 28,32 điểm.

Trường ĐH Đồng Tháp có điểm chuẩn xét tuyển bổ sung các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên cao hơn các nhóm ngành còn lại. Ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, mức điểm chuẩn dao động từ 23,76 - 27 điểm. Cao nhất là ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lí là 27 điểm. Với phương thức xét học bạ THPT, mức điểm dao động từ 27,01 - 28,3 điểm. Cao nhất là ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên là 28,3 điểm.

Điểm chuẩn xét tuyển bổ sung ngành Giáo dục mầm non và Giáo dục tiểu học của Trường ĐH Trà Vinh theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT lần lượt là 26,23 và 23,65 điểm. Đây là hai ngành học có điểm trúng tuyển bổ sung cao nhất năm 2024 của trường.

Các ngành Sư phạm của Trường ĐH Quảng Nam có điểm chuẩn xét tuyển bổ sung dao động từ 23 - 27 điểm. Ngành Sư phạm Ngữ văn cao nhất với 27,15 điểm; ngành Sư phạm Sinh có điểm chuẩn thấp nhất với 23,57 điểm.

Trường ĐH Hồng Đức vừa thông báo mức điểm trúng tuyển bổ sung vào các ngành đào tạo chính quy trình độ ĐH năm 2024, cao nhất là ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lí với 28,89 điểm. Kế đến là ngành Giáo dục Tiểu học với 28,42 điểm. Nhóm ngành có điểm chuẩn thấp bao gồm Luật, Tài chính - Ngân hàng, Kiểm toán với 15-16 điểm.

Điểm chuẩn cao hơn đợt 1

Hàng loạt ngành sư phạm tại Trường ĐH Tây Bắc có điểm chuẩn đợt 1 mỗi môn 9 điểm thí sinh vẫn trượt nhưng vẫn thông báo xét tuyển bổ sung. Ngành Sư phạm Văn có điểm sàn xét tuyển 28,11 điểm, Sư phạm Lịch sử 28 điểm, Sư phạm Địa lí 27,96 điểm, Giáo dục chính trị 27,78 điểm, Giáo dục Tiểu học 27,5 điểm. Hầu như toàn bộ ngành sư phạm của trường đều xét tuyển bổ sung. Các ngành sư phạm còn lại như Toán, Vật lí, Hóa học, tiếng Anh, Tin học có điểm sàn xét tuyển từ 23,16 - 25,57 điểm.

Về việc dù điểm chuẩn cao vẫn phải xét tuyển bổ sung, đại diện Trường ĐH Tây Bắc lý giải, hiện nay, nhóm ngành Sư phạm là nhóm ngành duy nhất Bộ GD&ĐT duyệt chỉ tiêu cho từng cơ sở đào tạo. Số lượng chỉ tiêu của từng trường về nhóm ngành sư phạm phụ thuộc vào đặt hàng của địa phương, nhu cầu giáo viên chung của cả nước trong thời gian tới.

Vì vậy, chỉ tiêu mỗi ngành sư phạm, nhất là ở các trường ĐH địa phương không nhiều. Cùng với những chính sách ưu tiên cho người học nên thời gian qua, nhiều học sinh khá giỏi lựa chọn ngành sư phạm. Đây là 2 nguyên nhân chính đẩy điểm chuẩn nhóm ngành này thuộc tốp cao thời gian gần đây.

Tuy vậy, trong tuyển sinh luôn có tỉ lệ ảo nên dù điểm chuẩn cao, các trường vẫn phải xét tuyển bổ sung (dù có ngành chỉ tuyển vài chỉ tiêu). Đại diện Trường ĐH Tây Bắc cũng khẳng định, các trường vẫn còn nguồn tuyển, thậm chí điểm chuẩn xét tuyển bổ sung còn cao hơn xét tuyển đợt 1. Ví dụ, ngành Giáo dục tiểu học của Trường ĐH Tây Bắc đợt 1 điểm chuẩn là 27,41 điểm/tổ hợp, nhưng đợt xét tuyển bổ sung điểm chuẩn lên đến trên 28 điểm/tổ hợp.

Theo Nghiêm Huê/ Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Ở phương án tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều trường đang tính toán lại tổ hợp môn để thuận lợi cho thí sinh.
Từ năm 2025, học sinh thi tốt nghiệp THPT sẽ thi theo cấu trúc dạng đề trắc nghiệm mới. Cùng với đó là số lượng môn thi giảm nên thí sinh, các trường THPT, trường ĐH rất mong có hướng dẫn sớm từ Bộ GD&ĐT.
Năm 2025, nhà trường dự kiến tăng 3 phương thức tuyển sinh so với năm 2024 và tăng chỉ tiêu tuyển sinh ở một số ngành như Y học cổ truyền, Điều dưỡng và Dược học
Từ năm 2025, một số môn học mới xuất hiện trong kì thi tốt nghiệp THPT. Trường đại học (ĐH) điều chỉnh số lượng tổ hợp tuyển sinh sẽ tác động tới việc thí sinh lựa chọn 2 môn thi tốt nghiệp THPT tự chọn trong tổng số 4 môn thi. Từ năm 2025, số tổ hợp giảm, song những tổ hợp chính vẫn tồn tại, nên không ảnh hưởng quá lớn tới thí sinh và các trường ĐH xét tuyển.
Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức “Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024 và phương hướng từ năm 2025” vào ngày 6/10/2024, tại Trường ĐH An Giang.
Hiện nay, mỗi ngành có tối đa 4 tổ hợp môn xét tuyển và mỗi tổ hợp gồm 3 môn. Nhưng từ năm 2025, để phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông mới và định hướng kỳ thi tốt nghiệp THPT, các trường ĐH đang xây dựng tổ hợp xét tuyển theo hướng mới.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.