Tuyển sinh năm 2025: ĐHQGHCM chỉ còn 3 phương thức xét tuyển

Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức “Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024 và phương hướng từ năm 2025” vào ngày 6/10/2024, tại Trường ĐH An Giang.

Theo đó, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM cho biết, từ năm 2025 ĐHQG-HCM thống nhất chủ trương giảm bớt các phương thức tuyển sinh đại học, từ 5-7 phương thức (tùy mỗi trường thành viên) xuống còn  3 phương thức gồm: Xét tuyển thẳng; Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức; Xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông, đồng thời khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.

Tuyển sinh năm 2025: ĐHQGHCM chỉ còn 3 phương thức xét tuyển

PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM tại hội nghị. Ảnh: VNUHCM

Giám đốc ĐHQG-HCM cũng cho biết đại học này sẽ kiến nghị các cấp có thẩm quyền giảm bớt các phương thức tuyển sinh đại học và chỉ công bố kết quả xét tuyển đại học sau khi có điểm thi THPT kể từ năm 2025.

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, các lĩnh vực then chốt của ĐHQG-HCM cần được tập trung trong công tác đào tạo và tuyển sinh gồm: Công nghệ bán dẫn, Công nghệ sinh học, Trí tuệ nhân tạo và các ngành đào tạo liên ngành, liên trường. ĐHQG-HCM sẽ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào chung trong toàn hệ thống, các đơn vị tự chủ trong việc xác định, lựa chọn các tiêu chí xét tuyển và phương thức triển khai phù hợp với ngành nghề đào tạo.

Theo số liệu báo cáo, năm 2024, số lượng thí sinh xác nhận nhập học thực tế của toàn ĐHQG-HCM là 23.184, đạt tỷ lệ 95,79% so với tổng chỉ tiêu, giảm nhẹ với năm 2023 (96,72%). Trong đó, (1) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của ĐHQG-HCM (1,58%); (2) Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM (8,95%); (3) Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức (38,11%); (4) Xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông (42,71%); (5) Phương thức xét tuyển khác tại đơn vị (4,45%).

Toán và thống kê, Máy tính và Công nghệ thông tin là những lĩnh vực có điểm chuẩn đầu vào cao nhất tại ĐHQG-HCM theo phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực.

Cũng tại hội nghị, đại diện các trường thành viên cũng trao đổi, thảo luận sâu về kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM trong thời gian tới.

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, ĐHQG-HCM có sứ mạng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài có kiến thức toàn diện, có trách nhiệm xã hội, có tư duy khởi nghiệp, có năng lực lãnh đạo. Do đó, về cơ bản ĐHQG-HCM giữ ổn định đề thi Đánh giá năng lực năm 2025 như những năm trước.

Thanh Xuân

Tin cùng chuyên mục

Tối 8/11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển.
Không dùng điểm học bạ để xét tuyển như năm trước, Trường ĐH Nha Trang chỉ xem đây là điều kiện để sơ tuyển từ năm 2025.
Năm 2025, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ sử dụng kết quả ba kỳ thi đánh giá năng lực lớn của các cơ sở đào tạo khác để tuyển sinh đầu vào.
Trường Đại học Công Thương TP.HCM dự kiến sẽ có thêm 5 tổ hợp xét tuyển mới. Trong đó, có 4 tổ hợp khối C tạo cơ hội cho các thí sinh có nền tảng về khối C tiếp cận nhiều ngành nghề khác nhau tại trường.
Sáng nay 2/11, Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) đã chính thức công bố Kế hoạch tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy (Thinking Skills Assessment -TSA) năm 2025
Bộ GD-ĐT cho biết đang đề xuất 4 phương án trong công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, hiệu quả và đúng quy chế.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.