Trường ĐH Luật TP.HCM được cấp phép đào tạo tiến sĩ ngành Luật quốc tế

Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã cho phép trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật quốc tế, theo quyết định số 3847/QĐ-BGDĐT.

Theo đó, nhà trường thực hiện xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, cấp bằng theo các quy định hiện hành. Ngoài ra, việc đánh giá chất lượng và kiểm định chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định tại khoản 5, Điều 33 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung).

Luật quốc tế là một trong năm chuyên ngành được đào tạo trình độ tiến sĩ của trường ĐH Luật TP.HCM. Bên cạnh các chuyên ngành là luật kinh tế, luật dân sự và tố tụng dân sự, luật hiến pháp và luật hành chính, luật hình sự và tố tụng hình sự.

Trường ĐH Luật TP.HCM là cơ sở trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật của đất nước. Hiện nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ, chất lượng cao, nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật với gần 400 viên chức và người lao động. Số lượng giảng viên cơ hữu chiếm 70,18%, trong đó có 1 giáo sư, 16 phó giáo sư, 67 tiến sĩ và 195 thạc sĩ.

Ngoài ra, nhà trường có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật đã góp phần hoàn thiện kiến thức, kỹ năng của sinh viên trước khi tốt nghiệp. Quy mô đào tạo hiện tại là khoảng 10.000 người học với khoảng 8.000 sinh viên hệ chính quy, hơn 1.000 học viên cao học và gần 100 nghiên cứu sinh.

Đồng thời, nhà trường chuyển từ trường đào tạo đơn ngành sang đào tạo đa ngành bằng việc mở thêm nhiều ngành mới như Luật Thương mại Quốc tế, Quản trị - Luật, Quản trị Kinh doanh và Ngôn ngữ Anh ( chuyên ngành Anh văn pháp lý), cũng như phát triển mạnh mẽ các chương trình đào tạo chất lượng cao.

Trong dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì vừa công bố thì Trường nằm trong danh sách 18 trường đại học trọng điểm ngành quốc gia, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Luật TP.HCM là trường đại học trọng điểm ngành luật pháp.

Việt Sử/ ĐH Luật TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Thời điểm này, thí sinh đang tập trung tìm hiểu ngành, trường đại học để đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Ngoài chương trình đào tạo thì học phí là vấn đề thí sinh cần lưu tâm khi chọn ngành, trường. Hiện nhiều trường đại học (ĐH) đã thực hiện tự chủ tài chính toàn phần, nên mức học phí khá cao và tăng theo lộ trình hằng năm.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 toàn TP Hồ Chí Minh có 84.046 thí sinh dự thi, trong đó có 74.581 thí sinh THPT, 9.465 thí sinh giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do.
Phân tích điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, điều đặc biệt là có đến 19 thí sinh cùng là thủ khoa khối C khi (cùng tổng điểm), trong đó, 13 thí sinh đến từ Bắc Ninh.
Cả nước có gần 11.000 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT 2024. Trong đó ba môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân có nhiều điểm 10 nhất. So với năm 2023, số điểm 10 năm nay giảm nhiều.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mức điểm cao nhất theo khối thi truyền thống khối C cao nhất với 29,75 điểm, không có thí sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vào 8h ngày 17/7. Mời bạn đọc vào đây để xem kết quả
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề