Trường ĐH Fulbright Việt Nam có chủ tịch mới

GS Scott Fritzen được bổ nhiệm làm chủ tịch của Trường ĐH Fulbright Việt Nam. Người tiền nhiệm là bà Đàm Bích Thủy sẽ nghỉ hưu khi năm học 2022-2023 kết thúc.

Ông Scott Fritzen sẽ nhậm chức chủ tịch tại Trường ĐH Fulbright Việt Nam từ ngày 1/7. Phía Trường ĐH Fulbright Việt Nam cho biết Hội đồng Tín thác đã tiến hành triển khai quá trình tuyển chọn nghiêm túc và cẩn trọng nhằm tìm ra người kế nhiệm phù hợp.

Trong thư gửi cộng đồng ĐH Fulbright, ông Thomas Vallely, Chủ tịch Hội đồng Tín thác, Trường ĐH Fulbright Việt Nam, cho biết: “GS Scott Fritzen là một nhà quản lý đại học dày dạn kinh nghiệm với nhiều thành tựu nổi bật, từ việc xây dựng và đặt nền móng cho các trường đại học mới, ông còn đổi mới và phát triển các tổ chức giáo dục có tuổi đời lâu năm nhờ tầm nhìn chiến lược và định hướng phát triển nhạy bén”.

“Ông Scott Fritzen luôn biết cách lắng nghe với phong thái khiêm nhường và nồng ấm. Ở ông chúng tôi nhìn thấy sự nhiệt huyết và tận tụy cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục khai phóng nói riêng.

Ông cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ với việc nghiên cứu và thực thi chính sách công và tinh thần tự chủ của mỗi cá nhân trong môi trường học thuật quốc tế”- ông Thomas Vallely cho hay.

Ông Scott Fritzen sẽ nhậm chức chủ tịch tại Trường ĐH Fulbright Việt Nam từ ngày 1/7. 

GS Leon Botstein, Chủ tịch của ĐH Bard (Mỹ), đồng thời là thành viên lâu năm của Hội đồng Tín thác ĐH Fulbright, là người chủ trì Hội đồng Bổ nhiệm chủ tịch trường gồm: GS Liên-Hằng Nguyễn, GS Ngô Bảo Châu, bà Hoàng Thị Mai Hương, ông Christopher Malone, và ông Ben Wilkinson, cho hay các thành viên Hội đồng đã dành hàng trăm giờ phỏng vấn, tham dự các buổi trình bày, thảo luận cùng với các chuyên gia, đồng thời tham khảo ý kiến từ các đối tác và cộng đồng Fulbright.

Bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch Trường ĐH Fulbright Việt Nam, nhận xét về người kế nhiệm có mọi yếu tố cần thiết để đưa trường sang một giai đoạn mới.

Ông Scott Fritzen sinh ra và lớn lên tại TP Flint (bang Michigan, Mỹ), tốt nghiệp cử nhân ngành Nhân chủng học Văn hóa tại ĐH Bang Michigan; thạc sĩ ngành Hành chính Công, Quy hoạch Vùng và Đô thị tại ĐH Princeton đồng thời nhận bằng tiến sĩ ngành Hành chính Công và Quan hệ Quốc tế tại ĐH này.

Trong giai đoạn 1997-1998, ông là công dân Mỹ đầu tiên nhận học bổng Fulbright để thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam thời hậu chiến. Ông cũng là chuyên gia tư vấn cho chính phủ các nước Đông Nam Á lẫn các tổ chức quốc tế hoạt động tại khu vực.

GS Scott Fritzen hiện đảm nhiệm các vai trò Giám đốc Trường Quốc tế học David L. Boren, đồng thời là Phó Hiệu trưởng phụ trách Chương trình Liên kết Toàn cầu và Giáo sư danh hiệu William J. Crow ngành Địa Chính trị tại ĐH Oklahoma (Hoa Kỳ).

Ông từng là thành viên ban lãnh đạo các sáng kiến đổi mới giáo dục tại ĐH New York - phân hiệu Thượng Hải (nơi ông giữ chức Phó Hiệu trưởng đầu tiên của trường), và tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc ĐH Quốc gia Singapore, nơi ông từng là giảng viên sáng lập và Phó Giám đốc Bộ phận Đào tạo.

GS Scott Fritzen cũng từng giảng dạy và đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc và Giám đốc lâm thời tại Trường Cao học Dịch vụ công Robert R. Wagner thuộc Đại học New York, và vị trí Giám đốc Chương trình Quản lý Giáo dục Cấp cao Quốc tế tại Trường Chính sách và Quản trị công Daniel J. Evans thuộc Đại học Washington.    

“Tôi cảm thấy khiêm nhường và vinh dự trước cơ hội trở thành Chủ tịch mới của Trường ĐH Fulbright Việt Nam”- GS Scott Fritzen chia sẻ và hy vọng sẽ được chung tay vun đắp cùng các bạn nhằm đóng góp cho sự phát triển không ngừng của Trường ĐH  Fulbright Việt Nam.

“Lần đầu tiên tôi đến Việt Nam là gần 30 nước trước. Khi ấy, tôi chỉ là một chàng nghiên cứu sinh non trẻ. Nhưng từ đó đến nay, tôi ngày càng cảm nhận mối liên hệ sâu sắc và mãnh liệt với đất nước và con người Việt Nam. Tôi nóng lòng trở lại sinh sống tại Việt Nam, và một lần nữa được xem đây là nhà của tôi, vợ và các con”- ông nói. 

Theo Lê Huyền/Vietnamnet

Tin cùng chuyên mục

Hiện có nhiều kỳ thi đầu vào đại học nhưng theo các chuyên gia giáo dục, không phải kết quả kỳ thi nào cũng đều được các trường sử dụng để xét tuyển
Năm 2025, gần 20 trường ĐH cùng hợp tác tổ chức thi và sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH V-SAT.
Ngoài môn văn được đưa vào tổ chức thi V-SAT, nhiều ý kiến đề nghị đưa thêm môn tin học, công nghệ, giáo dục kinh tế và pháp luật vào kỳ thi
Điều chỉnh tổ hợp môn, giảm phương thức xét tuyển, thậm chí là bỏ xét tuyển bằng học bạ… là những thay đổi được các trường đại học gấp rút chuẩn bị cho kỳ xét tuyển đại học để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến cho dự thảo mới về xác định chỉ tiêu trình độ cao đẳng sư phạm mầm non, trình độ đại học và sau đại học (gọi tắt là Dự thảo) để thay thế cho thông tư hiện hành. Dự thảo có nhiều điểm mới, như chỉ tiêu tuyển sinh được xác định và thực hiện cho từng năm, theo từng ngành, nhóm ngành, trình độ, hình thức đào tạo tại trụ sở chính và từng phân hiệu... nhằm tạo thuận lợi hơn cho các trường và bám sát quy định chuẩn cơ sở giáo dục đại học bắt đầu áp dụng từ năm 2025.
Trong 2 ngày (2, 3/11), Hội đồng Giáo sư (HĐGS) nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029 đã tổ chức bỏ phiếu đối với danh sách ứng viên đủ điều kiện được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS).
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.