TPHCM sẽ thu hút 50% học sinh vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp

TPHCM hướng đến mục tiêu thu hút 45-50% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp, và thành phố muốn trở thành địa phương phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong cả nước.

Sinh viên trường Cao đẳng nghề TP Hồ Chí Minh trong giờ thực hành. Ảnh: Chân Phúc

UBND TPHCM vừa ban hành chương trình hành động về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn TPHCM.

Thành phố đặt ra mục tiêu chung đến năm 2030 sẽ đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề quốc gia; chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc gia; trong đó, một số nghề tiếp cận trình độ các nước trong khu vực. Đến năm 2045, giáo dục nghề nghiệp của TPHCM đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao, trở thành địa phương phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong nước, trong khu vực ASEAN và bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.

Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể như: thu hút 45-50% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; có khoảng 60% lực lượng lao động được đào tạo lại, đào tạo thường xuyên; có khoảng 70% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, có khoảng 10 trường chất lượng cao; nâng tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đến cuối năm 2025 đạt 87% trong tổng số lao động đang làm việc và đến năm 2030 đạt tỷ lệ 89%...

Để đạt được những mục tiêu trên, UBND thành phố đã định hướng nhiều nhóm giải pháp trọng tâm, trong đó đáng chú ý là giải pháp đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo đảm bảo “học đi đôi với hành”; nâng cao và chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo.

Theo đó, thành phố sẽ tập trung đổi mới quy trình, phương pháp phát triển chương trình đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông dựa trên mô-đun, tín chỉ và các quy đổi tương đương, đáp ứng chuẩn đầu ra và khối lượng học tập tối thiểu.

Phát triển chương trình đào tạo các ngành, nghề mới đặc biệt là đào tạo lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực vi mạch bán dẫn; ngành, nghề công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng tương lai.

Thành phố cũng khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, các chương trình đào tạo cho người nước ngoài tại TPHCM; đa dạng hóa phương thức tổ chức đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin…

Theo Huyền Trân/ Lao động

Tin cùng chuyên mục

Bộ GD - ĐT đang trình Chính phủ Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục đang được lấy ý kiến rộng rãi.
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM vừa công bố thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập trường THPT chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường THPT chuyên tư thục theo đề nghị của Giám đốc Sở GD&ĐT.
Sáng ngày 9/10, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đã có thông báo chính thức về mức thu học phí học kỳ 1 năm học 2024-2025 của trường với mức tăng cao nhất
Ngày 09/10/2024, Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024-2025 và nhận chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục
Trong hơn 2.000 cơ sở giáo dục đại học trên thế giới tham gia bảng xếp hạng đại học thế giới 2025, Việt Nam có 4 đơn vị được vào tốp 500-1.000.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.