TP.HCM ngày càng xanh - sạch

“Ngưi dân TP.HCM chung tay xây dng TP ngày càng xanh, sch, đp, văn minh” là mt trong 10 s kin ni bt ca TP.HCM năm 2020. Sau hơn mt năm thc hin Ch th s 19-CT/TU v cuc vn đng “Ngưi dân TP.HCM không x rác ra đưng và kênh rch, vì TP sch và gim ngp nưc”, đến nay có 517/600 đim đen v ô nhim môi trưng do rác đã đưc chuyn hóa, trong đó 65 đim tr thành khu sinh hot cng đng; 98,4% phưng, xã, th trn đưc công nhn là xanh, sch…


Tr em vui chơi  công viên ti khu ph 3A, P.Thnh Lc, Q.12. Ảnh: Tr.Hồ

Tại P.8, Q.3, trước cổng Trường THCS Hai Bà Trưng (đường Hai Bà Trưng), mảng xanh chạy dọc vỉa hè là hàng cau cảnh tươi xanh do nhà trường tự trồng. Ông Nguyễn Đình Đắc - bảo vệ nhà trường - cho biết: “Nhờ có mảng xanh nên cổng trường bớt nắng nóng và sạch sẽ, thông thoáng. So với trước kia, tình trạng bán hàng rong giảm nhiều, rác từ nơi khác mang đến không còn. Thậm chí giảm cả tình trạng người vô gia cư lui tới hoạt động”.

Nối tiếp mảng xanh vỉa hè này là mảng xanh vỉa hè trước nhà thờ Tân Định rộng 35m2. Ngoài ra còn có mảng xanh vỉa hè Huỳnh Tịnh Của trước Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn, rộng 110m2; mảng xanh vỉa hè góc Pasteur - Trần Quốc Thảo rộng 15m2; mảng xanh vỉa hè Trần Quốc Toản trước Trường THPT Nguyễn Thị Diệu… Việc phát triển, duy trì mảng xanh trên địa bàn P.8, Q.3 góp phần tạo cho khu phố xanh, sạch và văn minh.

Không chỉ tạo mảng xanh, UBND P.8, Q.3 còn tổ chức tuyên truyền và vận động người dân cùng thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Đồng thời, phối hợp với HĐND phường, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể phường thực hiện mô hình “Hành động xanh” với hình thức vẽ tranh tuyên truyền cổ động về tác hại của rác thải nhựa với môi trường tại nhiều địa điểm…

Hẻm 600 Nguyễn Trãi (P.8, Q.5), trước đây rất nhếch nhác, các mảng tường chi chít quảng cáo, rao vặt; lề đường có nhiều rác thải gây ô nhiễm… Nhưng giờ đây, hẻm đã thay đổi. Dưới sự vận động của Ban công tác mặt trận phường, người dân tham gia xóa “điểm đen” dán quảng cáo rao vặt, không bỏ rác lề đường, các mảng tường được vẽ tranh cổ động cùng với các khẩu hiệu “Bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp”; “Hãy bỏ rác đúng nơi quy định”. Không chỉ hẻm 600 mà cả khu phố 7 của phường này cũng  đã” thay da đổi thịt”. Ông Từ Thanh Sơn - Trưởng ban Công tác mặt trận khu phố 7, P.8, Q.5 - nói: “Được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong khu phố đã tạo sự chuyển biến, mang lại nhiều kết quả tốt trong công tác bảo vệ môi trường. Thời gian tới, ban công tác mặt trận tiếp tục vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện công trình xây dựng tuyến hẻm 600 “sáng - xanh - sạch - đẹp - thông thoáng”.

Q.1 là một trong những địa bàn đi đầu trong việc thực hiện Chỉ thị 19. Trong đó phải kể đến sáng kiến đổi rác nhựa lấy gạo do Quận đoàn và Ủy ban MTTQ Việt Nam quận thực hiện. Với 1kg rác thải nhựa đổi 1kg gạo không chỉ giúp người dân hạn chế thải rác nhựa ra môi trường mà còn tạo điều kiện cho người dân, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn bớt được nỗi lo về cơm áo, gạo tiền.

Từ những chai nhựa bỏ đi, chính quyền, người dân khu phố 6, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 đã tận dụng làm chậu trồng cây xanh trang trí đầu hẻm 153 Nguyễn Thị Minh Khai. Ông Nguyễn Văn Năm (người dân ở đây) chia sẻ: “Nhờ những chậu cây cảnh nhỏ mà con hẻm sáng và đẹp hơn. Nhiều khách du lịch đi ngang thường dừng chân chụp hình lưu niệm”.

Tại Q.12, một trong những mô hình nổi bật trong thực hiện Chỉ thị 19 là “Biến bãi rác thành công viên”. Điển hình là công trình công viên tại khu phố 3A, P.Thạnh Lộc. Theo bà Trần Thị Tuyết Hồng (Tổ trưởng khu phố 3A, P.Thạnh Lộc), trước đây khu vực này bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm; đây cũng là nơi vứt rác, tiểu tiện của những người thiếu ý thức, thậm chí các đối tượng nghiện ma túy cũng tụ tập về đây để hút chích... Từ khi các đoàn viên, thanh niên cùng bà con hợp sức xây dựng công viên thì không còn mùi hôi, không còn là địa điểm gây tệ nạn xã hội…

N.Trinh - H.Trinh

Tin cùng chuyên mục

Hơn 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ và nghiên cứu sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới tham gia “Trường học Việt Nam về quan sát trái đất lần thứ 4”
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, chính đáng và Bộ GD&ĐT ra quy định để quản lý những việc đó. Tức là việc học thêm, nếu có, không phải nhằm mục tiêu để đạt được yêu cầu của chương trình. Do đó, việc học thêm là sự tự nguyện của người dân.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, nguồn nhân lực sẽ là một thách thức lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Công nghiệp TP.HCM (KNN-IUH) vừa hoàn thành chương trình đào tạo ngắn hạn tại trường Cao đẳng Humber ở thành phố Toronto,
Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP.HCM có thông tin định hướng phát triển hạ tầng giáo dục ĐH và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm 2040,
Có 2 lĩnh vực đào tạo chỉ đạt tỷ lệ dưới 1% tổng số thí sinh trúng tuyển, thấp hơn rất nhiều lần so với các lĩnh vực tốp đầu như kinh doanh và quản lý (khoảng 24%), máy tính và công nghệ thông tin (khoảng 11%).
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.