Giảng viên khoa Ngoại Ngữ - ĐH Công nghiệp TP.HCM giao lưu và học hỏi phương pháp giảng dạy chuyên sâu tại xứ sở lá phong

Bốn giảng viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Công nghiệp TP.HCM (KNN-IUH) vừa hoàn thành chương trình đào tạo ngắn hạn tại trường Cao đẳng Humber ở thành phố Toronto, thuộc tỉnh bang Ontario, Canada. Các giảng viên đã trở về với hành trang kiến thức đầy ắp và những kỷ niệm đáng nhớ.

Bên cạnh việc tham gia các khóa học chuyên sâu về nghiên cứu và phương pháp giảng dạy, các giảng viên còn có cơ hội giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia giáo dục quốc tế trong chương trình hè Global Summer School. Đặc biệt, phương pháp giảng dạy tích hợp ngôn ngữ và nội dung đã mở ra những hướng đi mới cho việc giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập của Đại học Công nghiệp TPHCM. Song song đó, các giảng viên cũng đã đóng vai trò như những đại sứ văn hóa, giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Giảng viên khoa Ngoại Ngữ - ĐH Công nghiệp TP.HCM giao lưu và học hỏi phương pháp giảng dạy chuyên sâu tại xứ sở lá phong

Giảng viên KNN tham gia các khóa học tại trường Cao đẳng Humber, Canada.

Chương trình đào tạo ngắn hạn được tổ chức tại trường Cao đẳng Humber ở thành phố Toronto, thuộc tỉnh bang Ontario, Canada trong thời gian 1 tháng. Một trong những điểm sáng của chương trình chính là khóa Research Bootcamp diễn ra trong tuần đầu tiên. Khóa học Research Bootcamp đã đem đến những khái niệm và quan điểm hoàn toàn mới về vấn đề nghiên cứu khoa học. Gần 40 học viên đến từ các châu lục khác nhau đã cùng nhau tìm hiểu các khía cạnh tổng quan của quá trình nghiên cứu, tìm ra những điểm chung và hướng đi trong nghiên cứu của mình. Có thể nói nghiên cứu không chỉ gói gọn trong những thuật ngữ, khái niệm, phạm trù trừu tượng nữa mà đó là niềm đam mê, hứng khởi và sáng tạo không ngừng nghỉ.

Giảng viên khoa Ngoại Ngữ - ĐH Công nghiệp TP.HCM giao lưu và học hỏi phương pháp giảng dạy chuyên sâu tại xứ sở lá phong

Giảng viên khoa Ngoại Ngữ - ĐH Công nghiệp TP.HCM giao lưu và học hỏi phương pháp giảng dạy chuyên sâu tại xứ sở lá phong

Giảng viên KNN tham gia khóa học Research Bootcamp cùng bạn bè quốc tế.

Giảng viên khoa Ngoại Ngữ - ĐH Công nghiệp TP.HCM giao lưu và học hỏi phương pháp giảng dạy chuyên sâu tại xứ sở lá phong

Giảng viên KNN nhận chứng chỉ hoàn thành khóa Research Bootcamp từ Tiến Sĩ Ginger Grant, trưởng khoa Research and Innovation, trường Cao đẳng Humber.

Tiếp theo khóa học Research Bootcamp, các giảng viên khoa Ngoại ngữ đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng giảng dạy hiện đại thông qua khóa học về phương pháp giảng dạy tích hợp ngôn ngữ và nội dung (Content Language Integrated Learning - CLIL), giúp các giảng viên sáng tạo hơn trong việc thiết kế và triển khai các bài giảng tích hợp nội dung và ngôn ngữ, tạo ra những trải nghiệm học tập hứng thú và hiệu quả cho sinh viên. Qua những buổi thảo luận sôi nổi trong khóa học, các giảng viên đã nắm vững các nguyên tắc thiết kế khóa học lấy người học làm trung tâm, từ việc xác định mục tiêu học tập rõ ràng, lựa chọn các hoạt động học tập đa dạng, đến việc xây dựng các bài đánh giá phù hợp. Đặc biệt, thực hành trực tiếp các kỹ năng giảng dạy với các hoạt động giảng dạy tích cực đã giúp các giảng viên thành thạo hơn trong việc áp dụng phương pháp CLIL vào thực tế giảng dạy. Bên cạnh việc nâng cao năng lực thiết kế và triển khai các bài giảng CLIL, các giảng viên còn được rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ trong giảng dạy, kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Qua đó, các giảng viên không chỉ trở thành những người truyền đạt kiến thức hiệu quả mà còn là những người hướng dẫn sinh viên phát triển toàn diện.

Ngoài bồi dưỡng năng lực học thuật, chương trình hè Humber Global Summer School còn đem đến cho các giảng viên KNN cơ hội trải nghiệm cuộc sống và văn hóa Canada một cách trọn vẹn. Bên cạnh những giờ học tập căng thẳng, nhóm giảng viên đã được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị như Grand River Rafting - chèo thuyền vượt sông, Treetop trekking - Thử thách trên cây, xem bóng chày Blue Jays - môn thể thao quốc gia của Canada, tham quan thác Niagara nằm ở biên giới hai nước Canada và Mỹ, dạo hồ Ontario, vui chơi tại Canada’s Wonderland với những vòng đua mạo hiểm… Những hoạt động này không những giúp tăng cường tinh thần đồng đội và khả năng thích ứng mà còn để lại trong lòng mỗi thành viên những ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp thiên nhiên và sự đa dạng văn hóa của Toronto.

Giảng viên khoa Ngoại Ngữ - ĐH Công nghiệp TP.HCM giao lưu và học hỏi phương pháp giảng dạy chuyên sâu tại xứ sở lá phong

Tham quan thác Niagara hùng vĩ ở biên giới 2 nước Canada và Mỹ

Cô Rebecca Fitzgerald, Phó khoa Giáo dục và Quan hệ Quốc tế trường Cao đẳng Humber chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng các giảng viên của IUH đã trở về Việt Nam với những quan điểm mới về giảng dạy và học tập mà họ sẽ tích hợp vào các lớp học của mình. Ngược lại, tại Humber, chúng tôi đã được hưởng lợi từ sự nhiệt tình, tâm hồn rộng mở và mong muốn hợp tác tiếp tục của họ. Chúng tôi rất hào hứng về những thảo luận trong tương lai và tăng cường mối quan hệ giáo dục song phương giữa IUH và Humber, bao gồm trao đổi sinh viên và giảng viên, thực tập, lộ trình học thuật, nghiên cứu, các dự án hợp tác và chương trình hè”.

Kết thúc hành trình, các giảng viên Khoa Ngoại ngữ không chỉ được trang bị thêm những kiến thức bổ ích về nghiên cứu khoa học song song với việc giảng dạy tích hợp kiến thức chuyên ngành với ngoại ngữ mà còn có những bước tiến đáng kể về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ thuật dạy học tích cực, phương pháp đánh giá người học hiệu quả và những kỹ năng mềm khác. Khóa đào tạo thành công đã góp phần nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu của các giảng viên Khoa Ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp TP HCM, cũng như mở ra những cơ hội hợp tác đào tạo và nghiên cứu giữa IUH và Humber trong thời gian sắp đến. 

Nguồn: IUH

Tin cùng chuyên mục

Hơn 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ và nghiên cứu sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới tham gia “Trường học Việt Nam về quan sát trái đất lần thứ 4” (VSEO4) tại Bình Định.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, chính đáng và Bộ GD&ĐT ra quy định để quản lý những việc đó. Tức là việc học thêm, nếu có, không phải nhằm mục tiêu để đạt được yêu cầu của chương trình. Do đó, việc học thêm là sự tự nguyện của người dân.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, nguồn nhân lực sẽ là một thách thức lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP.HCM có thông tin định hướng phát triển hạ tầng giáo dục ĐH và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm 2040,
Có 2 lĩnh vực đào tạo chỉ đạt tỷ lệ dưới 1% tổng số thí sinh trúng tuyển, thấp hơn rất nhiều lần so với các lĩnh vực tốp đầu như kinh doanh và quản lý (khoảng 24%), máy tính và công nghệ thông tin (khoảng 11%).
Nhiều phụ huynh lo lắng khi tìm mua sách giáo khoa trước thềm năm học mới tại các nhà sách. Lãnh đạo các cơ sở giáo dục khẳng định không thiếu sách
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.