Tốt nghiệp ĐH ngành sức khỏe, có thể học các chuyên khoa nào, theo quy định mới?

Bộ Y tế vừa có dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe với những nội dung về chương trình đào tạo, học phí, văn bằng...

Có 8 chuyên khoa bao gồm bác sĩ chuyên khoa (thuộc các ngành y khoa, răng hàm mặt, y học cổ truyền, y học dự phòng); dược sĩ chuyên khoa; điều dưỡng chuyên khoa; hộ sinh chuyên khoa; kỹ thuật y chuyên khoa; dinh dưỡng lâm sàng chuyên khoa; tâm lý lâm sàng chuyên khoa và cấp cứu ngoại viện chuyên khoa.

Văn bằng bác sĩ chuyên khoa được công nhận tương đương bậc 8 - bậc cao nhất trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đ.N.T

Đào tạo chuyên khoa được thực hiện bằng hình thức chính quy hoặc vừa học vừa làm. Đối với bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa phải học tối thiểu 90 tín chỉ tương đương ít nhất 3 năm học. Các chuyên khoa còn lại học 60 tín chỉ, tương đương ít nhất 2 năm học.

Chương trình đào tạo có thể do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành hoặc sử dụng chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo hoặc đã được kiểm định còn hiệu lực, với điều kiện cơ sở đó đồng ý bằng văn bản và phải đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo chuyên khoa theo quy định.

Quy định về mức học phí

Về học phí, mức trần của khóa đào tạo chuyên khoa được xác định bằng mức trần học phí đào tạo ĐH chính quy quy định tại Nghị định 81 nhân hệ số 1,5 đối với đào tạo chuyên khoa điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, tâm lý lâm sàng, cấp cứu ngoại viện; nhân hệ số 2,5 đối với bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ chuyên khoa của từng năm học theo các mức độ tự chủ.

Mức học phí đào tạo hình thức vừa làm vừa học được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng.

Cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm giải trình, công khai với người học và tỷ lệ tăng học phí của năm sau không vượt quá 15% so với năm liền trước.

Cũng theo dự thảo Nghị định, người có bằng bác sĩ, dược sĩ, bằng chuyên khoa điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, tâm lý lâm sàng, cấp cứu ngoại viện sẽ được công nhận trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Theo Mỹ Quyên/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Hai ĐHQG đang tiến hành tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới
Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo vào chiều 9/12/2024, tại khu đất NC2.2, Khu Viện Nghiên cứu 2, Phường Đông Hòa, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết, ngành giáo dục đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệu từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đến giáo dục đại học (ĐH). Ngành cơ bản đã số hóa thông tin phục vụ công tác quản lí tại tất cả các bậc học. Dữ liệu của ngành đã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm để khai thác dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lí.
Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong.
8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.