“Tiếp bước trường thi” tại TP.HCM: Dựa vào ngành học lựa chọn chương trình đào tạo

Tiếp nối thành công tại nhiều tình thành, chương trình tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển ĐH, CĐ năm 2022 “Tiếp bước trường thi” vừa diễn ra tại TP.HCM. Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV9). Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) và Trường ĐH Văn Hiến là những đơn vị đồng hành.

Đa dạng chương trình đào tạo

Để học sinh lựa chọn chương trình học phù hợp, TS. Vân Thị Hồng Loan (Trưởng khoa Đào tạo đặc biệt Trường ĐH Mở TP.HCM) cho biết, trường có nhiều chương trình khác nhau như: Chương trình đại trà; chương trình chất lượng cao; chương trình tiên tiến; chương trình liên kết quốc tế. Muốn học chương trình nào, thí sinh cần lên website của trường đó tìm hiểu chương trình phù hợp với bản thân cũng như ngành nghề. “Mỗi chương trình có tổ hợp môn, phương thức xét tuyển, điểm chuẩn cũng như mã tuyển sinh khác nhau. Do đó, trước khi lựa chọn chương trình, thí sinh cần tìm hiểu kỹ để đáp ứng đúng yêu cầu đề ra, cơ hội trúng tuyển cao”, TS. Loan lưu ý.

TS. Trần Thanh Thưởng (trưởng phòng tuyển sinh và Công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) cho biết, nhà trường đào tạo nhiều chương trình như: Chương trình đại trà; chương trình chất lượng cao tiếng Việt; chất lượng cao tiếng Anh; chương trình liên kết quốc tế. Để tăng khả năng trúng tuyển, thí sinh nên chọn nhiều nguyện vọng. Ví dụ, các em chọn ngành công nghệ kỹ thuật ô tô có thể chọn hệ đại trà cho nguyện vọng 1; nguyện vọng 2 cho hệ chất lượng cao tiếng Việt; nguyện vọng 3 cho hệ chất lượng cao tiếng Anh sẽ có khả năng trúng tuyển cao. “Trong những năm gần đây, điểm chuẩn trúng tuyển của hệ chất lượng cao thấp hơn hệ đại trà từ 1-3 điểm. Đối với chương trình liên kết quốc tế, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT là có thể đăng ký xét tuyển”, TS. Thưởng thông tin.

ThS. Nguyễn Đỗ Tùng (Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Văn hiến) cho rằng, hợp tác với doanh nghiệp trong trường ĐH là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo và có được nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, sinh viên có sẽ cơ hội phát triển về kỹ năng nghề nghiệp, được tương tác trực tiếp. “Tại Trường ĐH Văn hiến có mạng lưới hơn 300 doanh nghiệp là đối tác thường xuyên của trường. Một trong những hoạt động giúp học sinh cũng như sinh viên đánh giá về chất lượng đào tạo đó là học kỳ doanh nghiệp. Từ năm 3, sinh viên sẽ tham gia học kỳ này, làm việc trong môi trường doanh nghiệp. Ra trường sinh viên sẽ có kinh nghiệm, không bỡ ngõ với công việc”, ThS. Tùng khẳng định.

Ngành xã hội rất cần thiết

Trước thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều ngành nghề “hot” ra đời khiến nhiều học sinh lo lắng cho nhóm ngành xã hội, trong đó có ngành tâm lý và ngành luật.

ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung (Phó trưởng phòng Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết, tâm lý học là ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Đây là ngành học thú vị, nghiên cứu về đời sống tâm lý, thế giới bên trong tác động đến hành vi, tư duy của con người. Ngày nay, hiện tượng tâm lý phổ biến như: Trầm cảm, tự kỹ, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc… Do đó, nhân sự cần rất nhiều để tư vấn, tham vấn tâm lý. Điều này cũng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành tâm lý. Tuy nhiên, sinh viên học ngành tâm lý phải có khả năng giao tiếp, thuyết phục người khác, biết lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu với người khác. Kiên trì, nhẫn nại cũng là yếu tố quan trọng giúp người có vấn đề tâm lý khỏi bệnh “Tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, ngành tâm lý xét tuyển theo tổ hợp môn: Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; Toán, Văn, Anh và Văn, Sử, Địa. Chọn tổ hợp, sau đó cộng điểm 3 môn trên 18 điểm là có khả năng trúng tuyển. Với ngành này, nhà trường đào tạo theo hướng ứng dụng, chú trọng khả năng thực hành. Đặc biệt, nhà trường cón có trung tâm thực hành tâm lý học ngay tại trường giúp sinh viên có thể nhập vai, mô phỏng về ngành tâm lý. Ngoài ra, từ năm thứ 2, sinh viên còn đươc đi thực tập, thực tế tại các trung tâm tư vấn, tham vấn, trị liệu về tâm lý hoặc các khoa tâm lý tại bệnh viện để trải nghiệm về nghề tâm lý. Với khiến thức, kinh nghiệm đó giúp sinh viên ngành tâm lý học dễ tìm được việc làm sau khi ra trường”, ThS. Dung cho biết.

Nói về ngành luật, ThS. Luật sư Trịnh Hữu Chung (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định) khẳng định, trong đời sống đều cần đên luật. Do đó, nhiều sinh viên tốt nghiệp hoặc công chức nhà nước đều muốn học luật. Yếu tố để học luật là phải trung thực và công bằng.

Theo thống, ngành luật là một trong 15 ngành có mức thu nhập cao nhất thế giới. Ngành này hoc trên lớp thôi thì chưa đủ, sinh viên phải tham gia các phiên tòa, vụ án cũng như đến các văn phòng luật sư để trao đổi, học tập kiến thức. “Tại Trường ĐH Gia Định, ngành luật có mức học phí trên 12 triệu/học kỳ. Ngành luật rất cần thiết. Nếu ai cũng am hiểu pháp luật, thượng tôn pháp luật thì cuộc sống sẽ có nhiều điều thú vị và tỉ lệ tội phạm sẽ giảm đi đáng kể. Mong những học sinh yêu thích ngành luật hãy cố gắng, quyết tâm học thật giỏi để có nhiều kiến thức. Ra trường ai giỏi sẽ có nhiều cơ hội”, ThS. Luật sư Chung khẳng định.

Nói về việc thực tập, thực hành, TS. Nguyễn Trung Nhân (Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) cho rằng, hệ sinh thái doanh nghiệp, người học, người dạy là 3 trụ cột không thể thiếu trong hệ sinh thái giáo dục, nhất là giáo dục thời 4.0.

Theo TS Nhân, ở khối ngành kỹ thuật công nghệ, ngoài việc trang bị cho mình hệ thống các phòng thí nghiệm, các xưởng thực hành để đáp ứng nhu cầu người dùng, Trường ĐH Công nghiệp còn lấy mô hình của doanh nghiệp đang vận hành hoặc sắp sửa vận hành đưa vào trong nhà trường. Nhà trường rất tự hào khi có được điều này. “Chúng tôi có kết nối khoảng 2000 doanh nghiệp lớn, nhỏ trong và ngoài nước. Khi sinh viên học trong môi trường thiết bị công nghệ hiện đại, ra trường doanh nghiệp rất thích. Bởi họ rất mong muốn sinh viên ra trường làm được việc và nhiệm vụ của trường ĐH là làm được điều đó.

PV

Tin cùng chuyên mục

Học sinh lớp 12 trên cả nước có 5 ngày để thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024, từ 24/4 đến hết 28/4.
Thí sinh được Hiệu trưởng giới thiệu để ưu tiên tuyển thẳng vào đại học phải là thuộc nhóm 5 học sinh giỏi, có điểm trung bình cộng 3 năm THPT cao nhất trường.
Ngày 23/4, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Gia Định TP.HCM công bố điểm chuẩn đạt điều kiện trúng tuyển xét tuyển sớm đối với 53 ngành/chuyên ngành trong đợt tháng 4/2024.
Đa số các trường đại học tại TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển từ 600-700 điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, thang điểm tối đa là 1.200.
Năm nay, điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM được sử dụng để xét tuyển vào 105 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ trong cả nước. Thí sinh xét tuyển bằng phương thức này cần lưu ý những quy định khác nhau về điểm sàn, quy định riêng của các trường và các ngành.
Bộ Công an đã có thông báo về phương án đổi mới công tác tuyển sinh văn bằng 2. Theo đó, phương án đổi mới được chia thành 2 giai đoạn: từ năm 2024 - 2025 và từ năm 2026 trở đi.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề