Thiếu lao động hàm lượng kỹ thuật cao

Doanh nghip (DN) nưc ngoài đu tư ti Vit Nam cũng như các đơn v xut khu lao đng hin đang “khát” ngun nhân lc cho các công vic đòi hi hàm lưng k thut cao.


Ngưi lao đng tìm vic ti Phiên giao dch vic làm dành cho ngưi đi làm vi nưc ngoài và thc tp sinh tr v nưc do Trung tâm Dch v vic làm TP.HCM t chc

“Săn” lao đng k thut vc

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư mà nhiều quốc gia lựa chọn vì không chỉ có nguồn lao động dồi dào mà chất lượng lao động cũng đã từng bước được cải thiện. Đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) khẳng định, lao động Việt Nam chịu khó, ham học hỏi…, đó là những tố chất mà các DN Nhật Bản rất cần. Đây là những điểm nổi bật để họ đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề lo ngại là tỷ lệ lao động nghỉ việc khá cao; lực lượng lao động phục vụ ngành công nghiệp trọng yếu còn hạn chế. Theo khảo sát của Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, muốn làm việc tại DN Nhật Bản, ngoài trình độ tay nghề, hiểu biết văn hóa, kinh nghiệm sống, người lao động cần trang bị nhiều kỹ năng, gồm: trình độ tiếng Nhật (49%); kỹ năng giao tiếp (39%); chuyên môn (33%); khả năng linh hoạt, hợp tác, thích ứng (24%); định hướng hành động (24%).

Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tuyển dụng và đào tạo nhân lực phục vụ xuất khẩu, ông Trần Thanh Dương (Quản lý Dự án nhân lực Công ty TNHH Nam Dương) cho hay, ngoài nguồn tuyển từ các trường nghề, DN còn “săn” người lao động trở về nước sau thời gian làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, nguồn lao động kỹ thuật về nước khan hiếm. Có được nguồn này, DN sẽ tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn cho khâu tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại. Để đi làm việc nước ngoài, người lao động đạt trình độ ngoại ngữ nhất định và sẽ khá hơn trong thời gian làm việc. Từ vốn ngoại ngữ sẵn có, nền tảng kiến thức văn hóa DN và kinh nghiệm, đội ngũ này có cơ hội nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong DN. “DN FDI tuyển dụng lao động kỹ thuật về nước và sẵn sàng trả mức lương ngang với DN ở nước ngoài đã trả. Cũng dễ hiểu, với nền tảng kinh nghiệm, tay nghề, năng suất làm việc của họ sẽ gấp đôi so với lao động chưa có kinh nghiệm”, ông Dương nói. 

Cung không đ cu

Theo các nhà tuyển dụng, cầu thì lớn nhưng nguồn cung lại thấp, không đủ đáp ứng cho thị trường, nhất là các ngành nghề đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao cũng như các kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong DN. Đề cập đến vấn đề này, bà Trần Thanh Nghi Phương (chuyên gia lao động ngoài nước) phân tích: Hiện nay, để đảm bảo đơn đặt hàng cho đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc…, chúng tôi phải bắt tay với trường nghề cùng nhau xây dựng chương trình, trực tiếp tham gia đào tạo để đảm bảo yêu cầu hợp đồng. Nếu để các trường tự đào tạo, chúng tôi đến phỏng vấn, tuyển dụng thì rất khó. Ở đây, chúng tôi chưa nói đến chất lượng đào tạo mà đang nói đến nội dung đào tạo. Thực tế, chương trình đào tạo, phương thức đào tạo mà các trường đã và đang áp dụng còn lạc hậu so với DN. Hơn nữa, các DN nước ngoài đầu tư trang thiết bị hiện đại, trong khi trường nghề còn sử dụng trang thiết bị lỗi thời, không bắt kịp xu hướng công nghệ.

VIT NAM S ĐM BO NGUN NHÂN LC CHT LƯNG CHO DOANH NGHIP

TS. Trương Anh Dũng (Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết hệ thống GDNN Việt Nam hiện có khoảng 1.900 cơ sở (408 trường CĐ; 446 trường TC và hơn 1.000 cơ sở GDNN khác). Đặc biệt, trong hệ thống này có đến 35% cơ sở GDNN tư thục và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Những năm gần đây, tỷ lệ người học nghề sau THCS-THPT tăng mạnh, đây là tín hiệu đáng mừng. Năm 2020, tuyển sinh GDNN đạt khoảng 2,28 triệu người, trong đó trình độ CĐ: 580 ngàn người; trình độ TC và các hình thức đào tạo khác khoảng 1,7 triệu người. Chất lượng đào tạo của các trường nghề đã từng bước nâng lên, sản phẩm đào tạo được DN đón nhận. Tổng cục GDNN cũng đang hợp tác với các nước để phát triển GDNN, hỗ trợ kỹ năng cho người lao động. Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẽ đảm bảo được nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu của DN trong và ngoài nước.

Bà Phương cũng cho rằng, các DN đối tác đòi hỏi quá cao ở người lao động nhưng chi phí hỗ trợ đào tạo thì rất thấp. Cụ thể, một số DN đặt vấn đề cần 30-50 lao động kỹ thuật đi làm việc tại Hàn Quốc nhưng họ chỉ hỗ trợ một phần chi phí đào tạo tiếng. Để có nguồn tuyển đạt yêu cầu, chúng tôi phải đặt hàng các trường, trung tâm có uy tín. Tuy nhiên, để đáp ứng chất lượng đào tạo mà đối tác đưa ra, người học phải đóng thêm một khoản phí khá cao để được học, thực hành theo chuẩn của chương trình nước ngoài. “Chúng tôi và nhà trường đã chia sẻ một phần với người học nhưng không thấm vào đâu. Để được đi làm việc ở nước ngoài từ 3-5 năm, họ phải mất một chi phí quá lớn nên ít người mặn mà. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nguồn tuyển khan hiếm”, bà Phương cho biết.

T.Hng - Trn Tri

Tin cùng chuyên mục

Hơn 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ và nghiên cứu sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới tham gia “Trường học Việt Nam về quan sát trái đất lần thứ 4”
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, chính đáng và Bộ GD&ĐT ra quy định để quản lý những việc đó. Tức là việc học thêm, nếu có, không phải nhằm mục tiêu để đạt được yêu cầu của chương trình. Do đó, việc học thêm là sự tự nguyện của người dân.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, nguồn nhân lực sẽ là một thách thức lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Công nghiệp TP.HCM (KNN-IUH) vừa hoàn thành chương trình đào tạo ngắn hạn tại trường Cao đẳng Humber ở thành phố Toronto,
Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP.HCM có thông tin định hướng phát triển hạ tầng giáo dục ĐH và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm 2040,
Có 2 lĩnh vực đào tạo chỉ đạt tỷ lệ dưới 1% tổng số thí sinh trúng tuyển, thấp hơn rất nhiều lần so với các lĩnh vực tốp đầu như kinh doanh và quản lý (khoảng 24%), máy tính và công nghệ thông tin (khoảng 11%).
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.