Thị trường dạy thêm tư nhân đạt hơn 100 tỷ USD

Theo báo cáo mới đây từ Fortune Business Insights, quy mô thị trường dạy thêm tư nhân toàn cầu dự kiến tăng lên 105,98 tỷ USD vào năm 2030.

Học thêm tư nhân ngày càng phổ biến trên thế giới.

Theo báo cáo mới đây từ Fortune Business Insights, quy mô thị trường dạy thêm tư nhân toàn cầu được định giá là 57,92 USD vào năm 2023 và dự kiến tăng lên 105,98 tỷ USD vào năm 2030. Nghiên cứu trải rộng tại Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương, Nam Mỹ, Trung Đông và châu Phi.

Trong đó, các công ty dẫn đầu trong thị trường này là Chegg (Mỹ), Mathnasium (Mỹ), Educomp Solutions (Ấn Độ), Sylvan Learning (Mỹ), Daekyo (Hàn Quốc), Kumon Institute of Education (Nhật Bản)...

Báo cáo chỉ ra nhận thức về giá trị của việc biết chữ làm gia tăng mối quan tâm của người dân thế giới dành cho giáo dục và thúc đẩy các ngành liên quan phát triển. Nhu cầu dạy thêm trực tuyến cũng tăng bởi tính hiệu quả của việc học tập dựa trên công nghệ như hình ảnh, video, 3D... Dự đoán, thị trường dạy thêm tư nhân sẽ tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là dạy thêm online.

Trong các nhóm tuổi, trẻ từ 10 – 12 tuổi học thêm nhiều nhất, trong đó, nhiều người chọn học gia sư. Kết quả này là do hầu hết ở độ tuổi này, học sinh các nước chuyển cấp và phụ huynh nhận thức rõ ràng hơn tầm quan trọng của việc học tập.

Thị trường toàn cầu được chia thành học thuật và phi học thuật. Trong đó, thị trường học thuật được quan tâm nhiều hơn vì học sinh học thêm nhằm vượt qua các kỳ thi và đạt điểm cao trong các môn học khó. Thị trường phi học thuật bao gồm các môn học ngoại khóa như thể thao, nghệ thuật...

Theo Phạm Khánh/ GD&TĐ (Nguồn: Globe News Wire)

Tin cùng chuyên mục

ĐH Quốc gia TP.HCM vừa ban hành thông báo tuyển dụng các nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành về công tác đợt 2 theo Chương trình VNU350. Trong đó, một đơn vị công bố mức thu nhập trung bình từ 28-51 triệu đồng/tháng dành cho ứng viên tham gia chương trình tuyển dụng.
Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại.
Bộ GD-ĐT cho hay, mỗi năm các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thú y cần đến 46.000 lao động trình độ từ cao đẳng trở lên (chưa kể trung cấp). Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, số lượng nhân lực nhóm ngành này chỉ đáp ứng được khoảng 11,2% nhu cầu.
Dù doanh nghiệp khối kỹ thuật, xây dựng, môi trường... vào tận trường đặt hàng nhưng những năm gần đây, các ngành này lại khó tuyển sinh.
Thị trường lao động ngày nay đang trở nên cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật.
Nhà sản xuất chip hàng đầu châu Âu Infineon đang tăng cường tuyển dụng nhân lực lành nghề từ Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề