Nghề nghiệp trong kỷ nguyên số hóa: không thể thiếu AI và Blockchain

“Việc sinh viên nắm vững và áp dụng hiệu quả Blockchain và AI sẽ là chìa khóa để các bạn trở thành những nhà lãnh đạo tương lai trong cuộc cách mạng công nghệ” - PGS. TS Nguyễn Anh Phong, Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM

Blockchain và AI không chỉ đơn thuần là những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lại cục diện của nền kinh tế số. Những công nghệ này đã và đang trở thành lực đẩy chủ đạo trong các lĩnh vực, từ tài chính, giáo dục cho đến dịch vụ công. Việc sinh viên nắm vững và áp dụng hiệu quả Blockchain và AI sẽ là chìa khóa để các bạn trở thành những nhà lãnh đạo tương lai trong cuộc cách mạng công nghệ - PGS. TS Nguyễn Anh Phong - Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM mở đầu cho Hội thảo "Blockchain và AI: Con đường sự nghiệp trong kỷ nguyên số hóa" vừa diễn ra tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM chiều 15/10 do trường phối hợp cùng Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (ABAII), cùng Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức.

Nghề nghiệp trong kỷ nguyên số hóa: không thể thiếu AI và Blockchain

Ảnh minh họa

Theo ông Đào Trung Thành - Phó Viện trưởng Viện ABAII: Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ đã khảo sát và cho biết, 55% các trường Luật tại Mỹ đã tích hợp AI, 83% trường cung cấp các khóa học về AI và 93% trường Luật đã và đang xem xét thay đổi chương trình giảng dạy theo hướng tích hợp và ứng dụng AI.

Với khối doanh nghiệp, có đến 74% doanh nghiệp sử dụng AI tạo sinh đã thu hồi vốn ngay trong năm đầu tiên, 86% báo cáo doanh thu có sự tăng trưởng so với trước khi ứng dụng AI. Các lĩnh vực như dịch vụ khách hàng và phát triển sản phẩm đều ghi nhận kết quả tích cực khi áp dụng AI, giúp tối ưu hóa quy trình, thúc đẩy tăng trưởng tài chính bền vững. Do đó, sinh viên cần chủ động học hỏi về AI và Blockchain bằng nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt với ngành kinh tế - luật, nếu có thêm kiến thức, kỹ năng ngành Blockchain- AI, các sinh viên sẽ có thêm nhiều lựa chọn về nghề nghiệp ở trong nước và quốc tế. Vì vậy, để đón đầu những xu hướng này, ông Thành khuyến khích các bạn sinh viên chủ động học hỏi về AI và Blockchain bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua các khóa học ngắn hạn, hay các chương trình đào tạo học trực tuyến để nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng và trải nghiệm thực tế thông qua các cuộc thi hackathon, ideathon, dự án, nghiên cứu và các cộng đồng ứng dụng Blockchain và AI.

Ông Nguyễn Trần Minh Quân - Chuyên gia pháp lý Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đồng thời là CEO Krysos Trust cho rằng, quá trình xâm nhập sâu của Blockchain và AI vào các ngành nghề kinh tế sẽ dẫn đến nhu cầu lớn về nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn và kỹ năng pháp lý ở cả các công ty trong và ngoài nước. Với kiến thức kinh tế - luật, nếu có thêm sự hỗ trợ từ kiến thức và kỹ năng ngành Blockchain và AI, các bạn trẻ sẽ có thêm nhiều lựa chọn về nghề nghiệp như phát triển sản phẩm mới, tư vấn pháp lý, tư vấn ứng dụng AI và Blockchain. “Nói cách khác, Blockchain và AI là tấm vé quốc tế, mở ra cơ hội làm việc toàn cầu cho sinh viên và các bạn trẻ”- ông Quân nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, Blockchain và AI là những yếu tố đã, đang thay đổi cuộc chơi tài chính. Báo cáo từ Boston Consulting Group, tổng giá trị thị trường tài sản thực được token hóa (RWA) trên nền tảng Blockchain sẽ đạt mức 16.000 tỷ USD, chiếm 10% tổng giá trị GDP toàn cầu vào năm 2030.

Vì thế, để chuẩn bị cho các bạn sinh viên tham gia “cuộc đua công nghệ” một cách chủ động, góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia, các chuyên gia đã chia sẻ nhiều góc nhìn, thông tin và những lời khuyên hữu ích không chỉ ở góc độ kiến thức chuyên môn về blockchain và AI mà còn cả các vấn đề pháp lý trong nước và tiêu chuẩn quốc tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh hành lang pháp lý về Blockchain và AI tại Việt Nam chưa sẵn sàng, các chuyên gia cho rằng, sinh viên và các bạn trẻ cần chủ động tìm hiểu các vấn đề pháp lý và tuân thủ quy định quốc tế để sẵn sàng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trên thị trường công nghệ toàn cầu.

Thanh Xuân (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp bán dẫn đang được coi là trụ cột quan trọng của nền kinh tế số. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang tích cực mở cửa chính sách, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tham gia phát triển ngành công nghiệp này.
Kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là nghề mới nổi, với cơ hội việc làm và thu nhập hấp dẫn. Tại Việt Nam, kỹ sư AI có thể được trả lên tới 10 tỉ đồng/năm ở vị trí cấp cao, theo chuyên gia.
Ngành công nghệ thông tin (IT) có nhu cầu tuyển dụng lớn đang mở ra cơ hội việc làm.
Chiều 24/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Việc làm (sửa đổi)
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng đối với logistics, mang lại nhiều tiềm năng và lợi ích lớn cho lĩnh vực này.
Quy mô vốn Nhà nước đầu tư cho hạ tầng đang tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xây dựng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.