Thí sinh quên nhập mã OTP khi đăng ký nguyện vọng: Bộ GD&ĐT lên tiếng

Do quên không thực hiện bước cuối cùng là nhập mã OTP trong quá trình đăng ký nguyện vọng, nhiều thí sinh rất lo lắng vì khi thực hiện đến bước thanh toán lệ phí xét tuyển mới tá hỏa phát hiện trên hệ thống không ghi nhận dữ liệu đăng ký nguyện vọng.

Theo thông tin từ Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD&ĐT, thời gian này có một số thí sinh gọi điện, hoặc thậm chí trực tiếp đến Bộ để mong nhận được sự hỗ trợ về việc thí sinh quên không xác nhận mã OTP khi đăng ký nguyện vọng.

Hậu quả của việc quên này là sau ngày 30/7, khi Bộ GD&ĐT đóng hệ thống xét tuyển sinh, dữ liệu của thí sinh chỉ dừng lại ở bước đặt nguyện vọng và không có dữ liệu nguyện vọng đã đăng ký. Lo lắng mất cơ hội xét tuyển ĐH, các thí sinh đã cầu cứu các trường, cầu cứu Bộ GD&ĐT.

Cụ thể là trường hợp một thí sinh ở Bắc Giang xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, thí sinh này đạt 26,1 điểm. Ở kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội trước đó, em tham gia thi 2 đợt với số điểm lần lượt 74,04 và 65,36.

Thí sinh này chỉ đăng ký xét tuyển một nguyện vọng duy nhất vào ngành Tự động hóa của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đến ngày 31/7, thí sinh vào hệ thống lại để xem thông tin đăng ký thì tá hỏa thấy vẫn dừng ở bước 2, bước đặt nguyện vọng, trong khi các bạn đã hiện lên nguyện vọng lựa chọn trên hệ thống.

Thí sinh này đã liên lạc ngay với Ban tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội và biết đã bỏ qua bước quan trọng nhất là xác nhận mã OTP trước khi kết thúc quá trình đăng ký nguyện vọng. Trong khi đã hết thời gian thí sinh được điều chỉnh, đăng ký nguyện vọng nên thí sinh có nguy cơ không có cơ hội xét tuyển đại học năm nay.

Trao đổi với phóng viên, Vụ Trưởng Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT Nguyễn Thu Thủy khẳng định năm nay, khoảng 30 thí sinh gặp sai sót như thí sinh trên. Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các em có thể ngay lập tức viết đơn đến Bộ để giải quyết trước ngày 5/8. Bà Thủy khẳng định đã nhận được đơn của thí sinh trên.

Năm 2022, ở kỳ xét tuyển đại học cao đẳng, để hỗ trợ các thí sinh nhầm lẫn, sai sót trong quá trình đăng ký nguyện vọng xét tuyển, Bộ GD&ĐT đã mở lại hệ thống xét tuyển trong một thời gian. Việc mở lại hệ thống chủ yếu dành cho các thí sinh có sai sót, còn chưa kịp đăng ký nguyện vọng xét tuyển có cơ hội cuối.

Theo Nghiêm Huê/ TPO

Tin cùng chuyên mục

Theo hiệu trưởng các trường THPT, năm học 2024-2025 là năm đầu tiên học sinh được lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT nên cần được tư vấn, định hướng cẩn thận, tránh chọn theo cảm tính, số đông vì việc này tác động đến lựa chọn ngành.
Ở phương án tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều trường đang tính toán lại tổ hợp môn để thuận lợi cho thí sinh.
Từ năm 2025, học sinh thi tốt nghiệp THPT sẽ thi theo cấu trúc dạng đề trắc nghiệm mới. Cùng với đó là số lượng môn thi giảm nên thí sinh, các trường THPT, trường ĐH rất mong có hướng dẫn sớm từ Bộ GD&ĐT.
Năm 2025, nhà trường dự kiến tăng 3 phương thức tuyển sinh so với năm 2024 và tăng chỉ tiêu tuyển sinh ở một số ngành như Y học cổ truyền, Điều dưỡng và Dược học
Từ năm 2025, một số môn học mới xuất hiện trong kì thi tốt nghiệp THPT. Trường đại học (ĐH) điều chỉnh số lượng tổ hợp tuyển sinh sẽ tác động tới việc thí sinh lựa chọn 2 môn thi tốt nghiệp THPT tự chọn trong tổng số 4 môn thi. Từ năm 2025, số tổ hợp giảm, song những tổ hợp chính vẫn tồn tại, nên không ảnh hưởng quá lớn tới thí sinh và các trường ĐH xét tuyển.
Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức “Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024 và phương hướng từ năm 2025” vào ngày 6/10/2024, tại Trường ĐH An Giang.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.