Thêm phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025, chỉ 2 môn bắt buộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, nhiều chuyên gia đề xuất thêm 1 phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Do đó, Bộ sẽ tiếp tục khảo sát, lấy ý kiến về 3 phương án của kì thi.

Thí sinh tham dự kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ảnh: Minh Hà

Đa số chọn phương án 3 + 2

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố kết quả lấy ý kiến về phương án tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. 2 phương án thi tốt nghiệp THPT được lấy ý kiến gồm:

Phương án 4+2: Thí sinh học chương trình THPT phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12;

Phương án 3+2: Thí sinh học chương trình THPT phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả Lịch sử).

Về kết quả khảo sát, trên phạm vi cả nước với trên 130.000 cán bộ, giáo viên tham gia, 26,41% lựa chọn phương án 4+2; 73,59% lựa chọn phương án còn lại.

Còn theo khảo sát tại Hội nghị công tác quản lí chất lượng với 205 đại biểu là lãnh đạo Sở GDĐT và lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở GDĐT: 31,2% đồng ý với phương án 4+2 và 68,8% đồng ý với phương án còn lại.

Thêm phương án kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Cũng theo Bộ GDĐT, trong quá trình khảo sát, nhiều chuyên gia, địa phương đề xuất thêm phương án 2+2 - thí sinh học chương trình THPT phải thi 4 môn, gồm: 2 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử).

Bộ GDĐT đánh giá, lựa chọn phương án 2+2 có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm thực sự chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi 13 buổi, giảm 1 số buổi thi so với hiện nay.

Phương án này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em.

Tuy nhiên phương án này nhược điểm làm ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.

Do đó, Bộ GDĐT tiếp tục xin ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 theo ba phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Năm học 2024-2025, nhiều trường phổ thông tại TPHCM đã cho học sinh lớp Mười hai “học chạy” 2 môn thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, đáp ứng sở thích và nhu cầu nghề nghiệp của các em.
Cán bộ, giảng viên nhiều trường đại học ở TP.HCM sẵn sàng quyên góp ít nhất một ngày lương để hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra.
Chiều 11/9, Bộ GD - ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Sau chiêu lừa đảo đóng học phí qua tài khoản cách đây chưa đầy 1 tháng, sinh viên Trường ĐH Sài Gòn lại tiếp tục bị các đối tượng lừa kêu gọi ủng hộ quỹ Vì biển, đảo Việt Nam năm 2024.
Ngày 10/9, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT có Công điện số 1200/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GDĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chỉ đạo công tác khắc phục sau bão số 3 (YAGI).
Năm học 2024-2025, ĐH Quốc gia TP.HCM triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi với lãi suất 0%. Sinh viên khó khăn chưa vay được vốn ngân hàng chính sách xã hội địa phương, có thể mượn số tiền tối đa bằng với học phí. Đặc biệt, có chương trình sinh viên còn được chuyển đổi khoản vay thành học bổng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.