Thế nào là điểm liệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023?

Trong hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT quy định mức điểm liệt áp dụng cho tất cả các môn thi.

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT theo quy định được công nhận tốt nghiệp THPT.

Giám đốc sở GD-ĐT quyết định thành lập hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT; phần mềm quản lý thi hỗ trợ việc xét theo quy chế thi.

Như vậy, dù điểm thi của các môn cao tới đâu nhưng chỉ có 1 môn thi bị điểm liệt (bằng hoặc dưới 1,0 điểm), thí sinh cũng không đủ điều điều kiện xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời không thể sử dụng kết quả của tổ hợp môn thi có điểm liệt để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Do vậy, điểm liệt là nỗi ám ảnh của hầu hết các cơ sở giáo dục có thí sinh dự thi. Kỳ thi năm 2022, ngay tại Hà Nội, trong số 842 thí sinh trượt tốt nghiệp, có 167 thí sinh trượt do điểm liệt, thấp hơn so với năm học trước 43 thí sinh, nhưng lại tăng rất mạnh ở một số môn học vốn được coi là thế mạnh của địa phương này.

Ví dụ, môn ngoại ngữ có 60 thí sinh bị điểm liệt, tăng 45 học sinh so với năm học trước; môn ngữ văn có 33 thí sinh bị điểm liệt, tăng 12 thí sinh so với năm học trước.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, cả nước có 671 bài thi bị điểm liệt. Mức điểm này giảm mạnh so với năm 2021 (cả nước có 1.281 điểm liệt).

Môn tiếng Anh đứng đầu về số lượng, có 423 bài thi bị điểm liệt, chiếm 63,04% số lượng điểm liệt của tất cả các môn. Đứng thứ hai là môn ngữ văn, có 194 bài thi bị điểm liệt; thứ ba là môn toán, có 165 bài thi bị điểm liệt...

Theo Tuệ Nguyễn/ TNO

Tin cùng chuyên mục

Hai ĐHQG đang tiến hành tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới
Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo vào chiều 9/12/2024, tại khu đất NC2.2, Khu Viện Nghiên cứu 2, Phường Đông Hòa, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết, ngành giáo dục đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệu từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đến giáo dục đại học (ĐH). Ngành cơ bản đã số hóa thông tin phục vụ công tác quản lí tại tất cả các bậc học. Dữ liệu của ngành đã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm để khai thác dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lí.
Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong.
8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.