Thăm nhân chứng Hoàng Sa

Ngày 19-1, đoàn công tác của UBND huyện Hoàng Sa đã đến thăm hỏi, tặng quà tri ân nhân chứng Hoàng Sa nhân 47 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo này của Việt Nam (19-1-1974/ 19-1-2021).


Đoàn thăm hỏi nhân chứng Hoàng Sa Lê Đình Rê

Đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà tri nhân các nhân chứng sống là ông Phạm Sô, ông Võ Như Dân và ông Lê Đình Rê. Qua câu chuyện của các nhân chứng, dù tuổi đã cao nhưng kí ức về những năm tháng vẫn rõ mồn một. Ông Lê Đình Rê (78 tuổi) đem những tấm ảnh cũ thời trẻ và kể về những tháng năm giữ đảo. Trước đây ông Rê là Trung úy Tàu Quân vận QV 9708, cũng là nhân chứng duy nhất trên tàu cứu hộ đang sống tại Đà Nẵng.

Trò chuyện với mọi người, ông Rê say sưa kể những câu chuyện về Hoàng Sa, về nỗi đau đớn, day dứt khôn nguôi khi một phần máu thịt của Tổ quốc vẫn đang bị xâm chiếm.

Ông cũng gửi lời nhắn nhủ đến thế hệ trẻ không bao giờ được lãng quên lịch sử, lãng quên trách nhiệm của mình đối với những quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Bởi chỉ cần chúng ta kiên trì, vững tâm thì nhất định một ngày nào đó Hoàng Sa sẽ trở về với Mẹ Việt Nam.

“Sức khỏe của chúng tôi có thể kém dần, nhiều chuyện không còn nhớ rõ nữa. Nhưng riêng mọi thứ về Hoàng Sa thì chắc chắn không bao giờ quên. Mỗi năm cứ đến ngày này, được UBND huyện Hoàng Sa tới thăm, tôi rất xúc động. Tôi cũng cảm ơn thành phố đã xây dựng lên Nhà trưng bày Hoàng Sa, đó như là mái nhà chung để chúng tôi tìm về và nhớ lại một phần tuổi trẻ của mình”, ông Rê xúc động.

Đến thăm ông Võ Như Dân, thay mặt cha, anh Võ Như Nhân cảm ơn đoàn đã luôn luôn nhớ và quan tâm đến nhân chứng Hoàng Sa Võ Như Dân trong những ngày này. Ông Nhân kể: “Hồi còn khỏe, ba tôi ao ước một lần được trở lại thăm Hoàng Sa vì nơi đó có nhiều kỷ niệm”.

Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, cho biết cứ đến ngày 19-1 hàng năm, huyện đảo luôn có kế hoạch đi thăm hỏi các nhân chứng còn sống và đến nhà thắp nhang tri ân những người đã mất.

Điều này khẳng định thế hệ hôm nay luôn ghi nhớ, biết ơn sự hy sinh của những thế hệ trước trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

“Đây cũng là cách để chúng ta nhắc nhở con cháu sau này luôn khắc sâu trong tâm khảm về một vùng đất mà ông cha mình đã từng gìn giữ và quản lý”, ông Đồng nói. 

Vĩnh Yên

Tin cùng chuyên mục

Hơn 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ và nghiên cứu sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới tham gia “Trường học Việt Nam về quan sát trái đất lần thứ 4”
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, chính đáng và Bộ GD&ĐT ra quy định để quản lý những việc đó. Tức là việc học thêm, nếu có, không phải nhằm mục tiêu để đạt được yêu cầu của chương trình. Do đó, việc học thêm là sự tự nguyện của người dân.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, nguồn nhân lực sẽ là một thách thức lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Công nghiệp TP.HCM (KNN-IUH) vừa hoàn thành chương trình đào tạo ngắn hạn tại trường Cao đẳng Humber ở thành phố Toronto,
Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP.HCM có thông tin định hướng phát triển hạ tầng giáo dục ĐH và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm 2040,
Có 2 lĩnh vực đào tạo chỉ đạt tỷ lệ dưới 1% tổng số thí sinh trúng tuyển, thấp hơn rất nhiều lần so với các lĩnh vực tốp đầu như kinh doanh và quản lý (khoảng 24%), máy tính và công nghệ thông tin (khoảng 11%).
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.