Rút ngắn thời gian đào tạo với ngành giáo dục mầm non bậc CĐ

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quy chế đào tạo trình độ CĐ ngành giáo dục mầm non thay thế cho thông tư ban hành quy chế đào tạo trình độ trung cấp, CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2019.

Theo đó, ngành giáo dục mầm non trình độ CĐ được đào tạo bằng 2 hình thức là chính quy và vừa làm vừa học, với 2 phương thức tổ chức đào tạo là niên chế hoặc tín chỉ.

Giáo viên mầm non có thể học chính quy hoặc vừa học vừa làm, trong thời gian từ 2-3 năm với hình thức chính quy T.A

Đối với đào tạo chính quy, các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo. Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 6 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy.

Đối với đào tạo vừa làm vừa học, các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo. Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy thì có thể linh hoạt trong ngày và trong tuần.

Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa của hình thức vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.

Tại thông tư cũ, thời gian đào tạo trình độ CĐ theo niên chế là 3 năm học đối với người học có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; từ 1,5 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên.

Tại quy chế mới này, thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo chính quy phải phù hợp với thời gian quy định trong luật Giáo dục nghề nghiệp, đồng thời bảo đảm đa số sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo. Cụ thể, luật Giáo dục nghề nghiệp quy định thời gian đào tạo trình độ CĐ theo niên chế được thực hiện từ 2-3 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THPT và từ 1-2 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT.

Như vậy, người học giáo dục mầm non chính quy có thể rút ngắn thời gian đào tạo tới 1 năm và người học giáo dục mầm non liên thông là nửa năm.

Vì thay đổi thời gian đào tạo nên thời gian tối đa để người học hoàn thành chương trình cũng thay đổi. Trước đây là 6 năm cộng với thời gian không quá 2 năm để người học hoàn thành các môn thi tốt nghiệp, được tính từ ngày kết thúc kỳ thi tốt nghiệp lần thứ nhất. Như vậy quy chế cũ người học có tối đa là 8 năm để hoàn thành chương trình và thi tốt nghiệp thì quy định mới là từ 4-6 năm tùy vào chương trình học là 2 hay 4 năm.

Tuy nhiên, người học ngành giáo dục mầm non đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần giáo dục thể chất hoặc giáo dục quốc phòng và an ninh, hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, thì trong thời hạn 2 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.

Theo Mỹ Quyên/ TNO

Tin cùng chuyên mục

Thời điểm này, thí sinh đang tập trung tìm hiểu ngành, trường đại học để đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Ngoài chương trình đào tạo thì học phí là vấn đề thí sinh cần lưu tâm khi chọn ngành, trường. Hiện nhiều trường đại học (ĐH) đã thực hiện tự chủ tài chính toàn phần, nên mức học phí khá cao và tăng theo lộ trình hằng năm.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 toàn TP Hồ Chí Minh có 84.046 thí sinh dự thi, trong đó có 74.581 thí sinh THPT, 9.465 thí sinh giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do.
Phân tích điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, điều đặc biệt là có đến 19 thí sinh cùng là thủ khoa khối C khi (cùng tổng điểm), trong đó, 13 thí sinh đến từ Bắc Ninh.
Cả nước có gần 11.000 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT 2024. Trong đó ba môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân có nhiều điểm 10 nhất. So với năm 2023, số điểm 10 năm nay giảm nhiều.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mức điểm cao nhất theo khối thi truyền thống khối C cao nhất với 29,75 điểm, không có thí sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vào 8h ngày 17/7. Mời bạn đọc vào đây để xem kết quả
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề