Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Trường ngành bán dẫn cần cơ sở vật chất, sinh viên cần ưu đãi học phí

Để các cơ sở giáo dục đại học đẩy nhanh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghệ chip bán dẫn đảm bảo cả về số lượng và chất lượng thì cần đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên. Trong khi để hấp dẫn sinh viên theo ngành thì rất cần các chính sách về học bổng, ưu đãi học phí, tín dụng.

Các trường đại học kiến nghị về chính sách đầu tư cơ sở vật chất cho ngành bán dẫn. Ảnh: Nguyên Thi

Các trường chưa có cơ sở vật chất và đội ngũ đào tạo chuyên môn sâu

Tại hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn từ các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại TP Đà Nẵng sáng 19.10, các trường đại học đã có những kiến nghị để đẩy nhanh đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực này.

PGS.TS. Nguyễn Đức Minh - Đại học Bách khoa Hà Nội - cho rằng, đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực chip bán dẫn mang tính quyết định để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Nhân lực bao gồm thiết kế, chế tạo, kiểm thử và phát triển ứng dụng.

Với tốc độ tăng trưởng trong 20 năm (2003-2023) là 10%/năm, để đạt tốc độ nhân lực phát triển 25%/năm thì Việt Nam cần xây dựng đội ngũ giảng viên; xây dựng cơ sở vật chất như phần mềm, IP, máy móc thiết bị kiểm thử, chế tạo thử; xây dựng chương trình và học liệu số (bài giảng, bài thí nghiệm).

Bên cạnh đó, cần khuyến khích người học bằng các chính sách ưu đãi tín dụng, học phí, học bổng (trong và ngoài nước); Ưu đãi (thuế, vốn, chi phí, tín dụng) cho doanh nghiệp trong hợp tác đào tạo, tuyển dụng, nghiên cứu và cần có thêm chương trình khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS. Nguyễn Hồng Hải - Đại học Đà Nẵng - cũng có kiến nghị với Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có chính sách thu hút các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu (thủ tục visa); chính sách đầu tư cơ sở vật chất, phần mềm hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu như licenses dùng chung cho các trường đại học thông qua Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) và riêng cho các trường đại học trọng điểm; chính sách hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D) như đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ cho các trường đại học, viện nghiên cứu trọng điểm và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực để các cơ sở giáo dục đại học xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng giảng viên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần có đề án hỗ trợ các trường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chuyên sâu trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn như tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, đào tạo chuyên sâu...

Song song đó, các trường đại học cần tăng cường hợp tác, chia sẻ nguồn lực từ giảng viên, cơ sở dữ liệu, học liệu, bản quyền phần mềm và đẩy mạnh hợp tác trong đào tạo; nghiên cứu khoa học.

Nhà trường - doanh nghiệp - nhà nước cùng hợp tác

Cũng có góp ý tại hội thảo, TS. Nguyễn Trung Hiếu - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - cho rằng, để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ cao ngành bán dẫn, nhà nước và doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với các trường đại học.

TS. Nguyễn Trung Hiếu - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - trao đổi tại hội thảo. Ảnh: Văn Trực

Bởi, doanh nghiệp vừa là nhà sử dụng nguồn nhân lực vừa là nhà đầu tư, đồng thời, doanh nghiệp còn có nhiệm vụ tái đào tạo, đào tạo nội bộ, kết hợp đào tạo, đặt hàng trường đại học, cấp học bổng cho sinh viên.

Trường đại học vừa là nhà đào tạo vừa là nhà nghiên cứu - đổi mới - sáng tạo. Để đào tạo được các kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ giỏi về bán dẫn thì bắt buộc phải đào tạo đại học và đòi hỏi sự hợp tác của ba bên hết sức quan trọng là nhà nước, trường đại học và doanh nghiệp.

Nhà nước chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi về “cơ chế, chính sách” giúp cho doanh nghiệp và nhà đào tạo hoạt động và phát triển, chính sách phải có cả “đầu tư, trợ cấp tài chính”.

Ví dụ, nhà nước là đầu mối chung, kết nối tận dụng mạnh mẽ sự hỗ trợ về công cụ phần mềm, kỹ thuật công nghệ, chuyên gia từ các nước phát triển, từ đó chia sẻ nguồn tài nguyên chung (như Foundry và Licence) với các trường đại học để vừa tiết kiệm, hướng tới sử dụng hiệu quả, tạo ra một môi trường hợp tác, phát triển. Nhà nước có chính sách hỗ trợ học bổng, khuyến khích người theo học ngành này, cử người đi đào tạo ở các nước phát triển.

Theo Thùy Trang - Văn Trực/ Lao động

Tin cùng chuyên mục

Việc có đề minh họa cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là rất quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, giáo viên.
Theo thông lệ, khoảng 3 tháng nữa, Hà Nội mới công bố số môn thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Tuy nhiên, để chủ động phương án học tập của con sau cấp THCS, nhiều phụ huynh đã tính toán giải pháp an toàn với phương châm "Không nhất thiết phải vào lớp 10 công lập".
Sáng 3/12, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy đợt 1 tại 16 điểm thi ở 8 tỉnh, thành trên cả nước, với gần 3.000 thí sinh tham gia.
Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã cho phép trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật quốc tế, theo quyết định số 3847/QĐ-BGDĐT.
Từ góc độ quyền lợi của đơn vị mình, một số đại biểu cho rằng Bộ GD-ĐT cần xem xét, mở rộng danh sách trường ĐH trọng điểm quốc gia, vùng, ngành.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa công bố đã đặt ra vai trò lớn trong hướng nghiệp của nhà trường, giáo viên.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề