Những tổ chức kiểm định giáo dục quốc tế nào được công nhận tại Việt Nam?

Bộ GD-ĐT vừa có quyết định công nhận hoạt động của hàng loạt tổ chức kiểm định giáo dục quốc tế tại Việt Nam với những chương trình, lĩnh vực đào tạo cụ thể.

Theo đó, tổ chức THE-ICE được thực hiện các hoạt động đánh giá, công nhận theo quy trình và các tiêu chuẩn ghi trong hồ sơ đề nghị đối với các cơ sở giáo dục có chương trình đào tạo trình độ ĐH các nhóm ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các ngành về kỹ thuật, công nghệ thuộc lĩnh vực kiểm định của tổ chức ABET (Mỹ). MỸ QUYÊN

Cùng ngày, tổ chức The Accreditation Council for Business Schools and Programs (ACBSP - Hội đồng kiểm định các trường và chương trình kinh doanh) đến từ Mỹ cũng được công nhận hoạt động tại Việt Nam.

Tổ chức ACBSP được thực hiện các hoạt động đánh giá, công nhận theo quy trình và các tiêu chuẩn ghi trong hồ sơ đề nghị đối với các chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi (nhóm ngành kinh tế học); kinh doanh và quản lý; du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (nhóm ngành du lịch; khách sạn, nhà hàng).

Một tổ chức nổi tiếng khác là ABET (Hội đồng kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật và công nghệ) đến từ Mỹ cũng được Bộ GD-ĐT công nhận hoạt động tại Việt Nam.

Theo đó, ABET được thực hiện các hoạt động đánh giá, công nhận theo quy trình và các tiêu chuẩn ghi trong hồ sơ đề nghị đối với các chương trình giáo dục ĐH, gồm các lĩnh vực đào tạo trình độ ĐH về máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật; các lĩnh vực đào tạo trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ về khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, toán và thống kê, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, môi trường và bảo vệ môi trường.

Tổ chức ACBSP, THE-ICE sẽ kiểm định các ngành liên quan du lịch, khách sạn, nhà hàng. MỸ QUYÊN

Ngày 9.1, Bộ GD-ĐT cũng công nhận hoạt động của tổ chức ACQUIN (Viện kiểm định, chứng nhận và đảm bảo chất lượng, Đức) tại Việt Nam. ACQUIN được thực hiện các hoạt động đánh giá, công nhận theo quy trình và các tiêu chuẩn ghi trong hồ sơ đề nghị đối với các chương trình đào tạo trình độ ĐH theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thời gian các tổ chức kiểm định giáo dục quốc tế được công nhận và hoạt động tại Việt Nam là 5 năm. Cả 4 tổ chức này có trách nhiệm duy trì, đáp ứng các điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam, minh bạch thông tin về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại Việt Nam thông qua việc gửi các báo cáo đánh giá ngoài cơ sở giáo dục về Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT sau khi kết thúc mỗi cuộc đánh giá.

Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm các tổ chức kiểm định giáo dục này phải báo cáo Bộ GD-ĐT về kết quả hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại Việt Nam vào trước ngày 31.12 và báo cáo về sự thay đổi (nếu có) liên quan đến tình trạng pháp lý của tổ chức. Đồng thời, tuân thủ các quy định về giám sát tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và quy định pháp luật khác có liên quan của Việt Nam.

Có bao nhiêu tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đang hoạt động ở Việt Nam?

Trước đó, có 6 tổ chức kiểm định giáo dục quốc tế hoạt động tại Việt Nam, gồm: Hcéres, AUN-QA, QAA, FIBAA, AQAS và ASIIN.

Như vậy, Việt Nam hiện có 17 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước và quốc tế. Trong nước có 5 trung tâm kiểm định thuộc các cơ quan nhà nước gồm: Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội; Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Quốc gia TP.HCM; Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Đà Nẵng; Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Vinh; Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam.

Hai trung tâm tư kiểm định giáo dục tư nhân gồm Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn (Công ty Cổ phần đầu tư giáo dục TP.HCM) và Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long (Công ty Cổ phần đầu tư giáo dục Hà Nội).

Theo Mỹ Quyên/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường học phối hợp với cơ quan công an triển khai cấp thẻ căn cước công dân cho học sinh trong độ tuổi tham gia các kỳ thi sắp tới.
Chiều 28/4, kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra lỗi hệ thống khiến hơn 6.500 thí sinh không thể hoàn thành bài thi.
Không chỉ học vượt chương trình chỉ trong 3,5 năm, Thái Tài còn tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa với GPA 9,38 (điểm trung bình tích lũy), đạt xếp loại xuất sắc.
Từ ngày 24 - 28.4, Bộ GD-ĐT mở hệ thống quản lý thi để học sinh đang học lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại địa chỉ: thisinh.thithptquocgia.edu.vn.
Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024.
“Tin vui là trong hơn 300 thí sinh đăng ký theo học ngành Giáo dục mầm non, đã có một thí sinh nam”, ông Nguyễn Vinh San, Trưởng phòng Phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) chia sẻ.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề