Những câu lạc bộ giúp sinh viên khởi nghiệp

Tuổi đời chỉ mới 2-3 năm nhưng có những câu lạc bộ khởi nghiệp của sinh viên đã và đang giúp nhiều bạn trẻ có thêm cơ hội và gặt hái được nhiều thành công trên con đường khởi nghiệp.

CLB Khởi nghiệp Trường ĐH Tôn Đức Thắng được thành lập vào năm 2017 với mục đích tạo ra vườn ươm khởi nghiệp cho các sinh viên trong trường. Khoảng 2 năm trở lại đây, CLB được rất nhiều sinh viên quan tâm khi có các hoạt động về khởi nghiệp kinh doanh giúp người trẻ hiểu về thị trường lao động, học quản trị dự án và được kết nối với các nhà khởi nghiệp thành công.

CLB Khởi nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đã tạo tiền đề giúp nhiều bạn trẻ khởi nghiệp. Nguyễn Chí

Đỗ Ngọc Anh, Chủ nhiệm CLB Khởi nghiệp Trường ĐH Tôn Đức Thắng, bày tỏ: "Mối quan tâm về khởi nghiệp của sinh viên đang tăng lên, đặc biệt là sinh viên năm nhất. Thời gian trước, các hoạt động khởi nghiệp chưa được đẩy mạnh nhưng với công nghệ phát triển càng thúc đẩy mong muốn làm giàu của các bạn trẻ nên họ muốn dấn thân, "thực chiến" sớm".

CLB đã đạt được nhiều thành tích như: tổ chức thành công cuộc thi "Bản lĩnh nhà khởi nghiệp - Startup Challenge 2023" với sự tham gia của nhiều trường đại học; tổ chức nhiều chiến dịch truyền thông quảng cáo cho những khởi nghiệp công nghệ trẻ…

Cũng chỉ mới thành lập khoảng 3 năm nhưng CLB Khởi nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đã có dự án lọt vào chung kết cuộc thi "Khởi nghiệp Thanh niên nông thôn 2022", huy chương đồng "Giải thưởng thiết kế, chế tạo, ứng dụng TP.HCM năm 2022", giải nhì "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2022"...

Nguyễn Chí, Phó chủ nhiệm CLB Khởi nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết: "Đây sẽ là môi trường để các bạn trẻ dễ kết nối với các cuộc thi, những nhà đầu tư và các tổ chức khởi nghiệp. Việc hình thành một CLB chuyên về khởi nghiệp sẽ hỗ trợ đưa những ý tưởng và đam mê làm chủ của người trẻ bước ra thực tế, cũng như hình dung được về con đường khởi nghiệp".

Lưu Quỳnh Dung, sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chia sẻ: "Mình tham gia CLB khởi nghiệp vì muốn sau này không chỉ dừng lại ở công việc văn phòng mà sẽ khởi nghiệp với một dự án giáo dục. Môi trường ở CLB không có khoảng cách thế hệ quá lớn nên mình thấy rất thoải mái".

Tuy nhiên, theo Ngọc Anh, để tham gia CLB, sinh viên sẽ trải qua 3 vòng thi, trong đó vòng thi cuối cùng là lập một dự án khởi nghiệp với đề tài cho sẵn. "Hầu hết các bạn đều không có kinh nghiệm khởi nghiệp, yếu về những kỹ năng mềm như: tin học văn phòng, giao tiếp, tư duy phản biện… Do đó các vòng xét tuyển giúp các bạn hiểu được hành trình không đơn giản của khởi nghiệp", Ngọc Anh cho biết.

Theo Thượng Hải/Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Ngày 21/9, dự án "SCOSNA" của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM đã xuất sắc giành được Giải Nhất của cuộc thi khởi nghiệp "UNIIC DEMO DAY 2023” diễn ra ở Malysia.
Bằng chính câu chuyện khởi nghiệp từ thủa sinh viên của mình, các đàn anh, đàn chị, và chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình.
Bên cạnh những lợi thế, sinh viên gặp nhiều khó khăn, trắc trở khi khởi nghiệp như khó cân bằng việc học và việc quản lý cơ sở khởi nghiệp của mình. Có sinh viên khởi nghiệp chệch hẳn với nghề dẫn đến hoang mang…
Trong ngồn ngộn các dự án khởi nghiệp của sinh viên, nhiều dự án đã thành công. Để có được thành công bước đầu, các ông bà chủ trẻ phải có kỹ năng để vượt qua rất nhiều rào cản và cả những giây phút chông chênh...
Thay vì đi làm thêm, làm thuê, nhiều sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng nhen nhóm giấc mơ làm ông bà chủ. Phong trào khởi nghiệp khi còn ngồi trên giảng đường đang nở rộ. Nhiều sinh viên nhanh chóng thành công nhưng cũng không ít bạn trẻ đứt gánh giữa đường, xôi hỏng bỏng không…
Khởi nghiệp với nghề làm đồ lưu niệm và trang trí từ đất sét, Trần Thạch Thảo (ngụ P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) thu nhập từ 10 - 20 triệu đồng/tháng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi