Nhiều trường ĐH cảnh báo sinh viên về nguy cơ bị bắt cóc khi tìm việc

Từ chuyện kể lại của một sinh viên về nguy cơ bị 'bắt cóc' qua Campuchia để cưỡng ép lao động và tống tiền trong quá trình tìm việc, nhiều trường ĐH tại TP.HCM đưa ra cảnh báo với người học.

Các trường ĐH đăng tải thông tin cảnh báo với sinh viên về nguy cơ bị "bắt cóc" có thể xảy ra trong quá trình tìm việc. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Nhiều trường ĐH đăng tải cảnh báo về nguy cơ bị "bắt cóc"

Sáng nay (5.1), trên fanpage Facebook một số trường ĐH đưa thông tin cảnh báo sinh viên về nguy cơ bị "bắt cóc" khi xin việc.

Trên một fanpage Facebook của Trường ĐH Sài Gòn chia sẻ bài đăng về "Thông tin cảnh giác!". Hôm qua, fanpage Phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng chia sẻ thông tin tương tự…

Các bài viết đã chia sẻ câu chuyện sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM vừa trốn chạy về từ nơi "bắt cóc" (Campuchia), qua đó cảnh báo với sinh viên về hình thức lừa đảo "bắt cóc" tinh vi, thủ đoạn. Câu chuyện được chia sẻ trên các trang kể một sinh viên nộp đơn xin việc nhiều nơi, sau đó nhận được cuộc gọi và đề nghị kết bạn Zalo, xin email để xác nhận và hẹn ngày phỏng vấn.

"Họ phỏng vấn trực tuyến bằng Zoom rất chuyên nghiệp và đều có hình ảnh của sàn thương mại điện tử xuất hiện. Sau đó sinh viên được xác nhận bằng thư điện tử rằng đã trúng tuyển và đi thực tập tại kho ở Long An. Sinh viên được hẹn ra bến xe An Sươnđể xe công ty đưa đi, khi ra bến leo lên xe thì chỉ có một mình và tài xế, đến na chừng xe dừng đón người cả Việt Nam lẫn Campuchia. Khi lên xe nhóm này đã dí roi điện và lấy hết tài sản, điện thoại của sinh viên rồi sau đó xe chạy thẳng qua cửa khẩu Tây Ninh. Tại đây nhóm người này đã đánh sinh viên để không kêu la và đưa qua một xe khác chạy qua Campuchia bằng đường tiểu ngạch. Qua đến Campuchia, nhóm người lại đổi xe để đưa đi tiếp, lợi dụng trời đêm tối, mặc dù bị đánh đến kiệt sức nhưng bạn sinh viên đã tháo chạy, bị dí theo nhưng họ đuổi không kịp và sợ lộ nên đã bỏ sinh viên chạy trốn và quay về xe để rút khỏi hiện trườngBằng nhiều cách, cộng với may mắn và có kỹ năng thoát hiểm tốt nên sinh viên này đã về lại được Việt Nam sau 24 giờ bị bắt đi, chỉ bị đánh và chấn thương phần mền. Sinh viên đã đến công an cửa khẩu, công an địa phương và trường trình báo vụ việc".

Từ câu chuyện trên, các trường thông tin đến sinh viên để cảnh giác và đặc biệt lưu ý trong thời buổi kiếm việc khó khăn này, sinh viên rất dễ bị mắc bẫy các đối tượng xấu. Các bài đăng đã thu hút nhiều lượt tương tác từ sinh viên.

Thông tin tương tự được đăng tải trên fanpage Phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Cảnh báo bẫy lừa đảo sinh viên theo hình thức mới

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Thanh Niên, việc cảnh báo của các trường xuất phát từ câu chuyện của sinh viên một trường ĐH trên địa bàn TP.HCM. Từ câu chuyện của sinh viên, trường ĐH này đã kịp thời có thông báo cảnh giác với người học trong toàn trường.

Theo thông báo này, Phòng Công tác sinh viên của trường ĐH trên đã tiếp nhận thông tin từ sinh viên trường về việc bị lừa đảo tuyển dụng làm việc tại một kho hàng của một sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam tại Long An (link đăng ký việc làm, phỏng vấn và email xác nhận đều là giả danh, một người không có nghiệp vụ điều tra sẽ không biết thật hay giả). Nhưng thực chất là "bắt cóc", đưa sang Campuchia để cưỡng ép lao động và tống tiền.

Từ đó, trường cảnh báo đến sinh viên toàn trường để chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động bắt cóc, buôn bán người thông qua hình thức tuyển dụng, đồng thời tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trường học. Phòng Công tác sinh viên trường này cảnh báo sinh viên cần hết sức cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo, dụ dỗ như đã nói ở trên, cẩn trọng suy nghĩ và nên tìm hiểu kỹ về lịch sử và hoạt động pháp lý của các công ty trước khi ứng tuyển và phỏng vấn.

Theo Hà Ánh/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Năm học 2024-2025, nhiều trường phổ thông tại TPHCM đã cho học sinh lớp Mười hai “học chạy” 2 môn thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, đáp ứng sở thích và nhu cầu nghề nghiệp của các em.
Cán bộ, giảng viên nhiều trường đại học ở TP.HCM sẵn sàng quyên góp ít nhất một ngày lương để hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra.
Chiều 11/9, Bộ GD - ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Sau chiêu lừa đảo đóng học phí qua tài khoản cách đây chưa đầy 1 tháng, sinh viên Trường ĐH Sài Gòn lại tiếp tục bị các đối tượng lừa kêu gọi ủng hộ quỹ Vì biển, đảo Việt Nam năm 2024.
Ngày 10/9, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT có Công điện số 1200/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GDĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chỉ đạo công tác khắc phục sau bão số 3 (YAGI).
Năm học 2024-2025, ĐH Quốc gia TP.HCM triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi với lãi suất 0%. Sinh viên khó khăn chưa vay được vốn ngân hàng chính sách xã hội địa phương, có thể mượn số tiền tối đa bằng với học phí. Đặc biệt, có chương trình sinh viên còn được chuyển đổi khoản vay thành học bổng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.