Nhiều địa phương hoàn tất chấm thi tốt nghiệp THPT

Hôm qua, nhiều địa phương cho biết, đã hoàn thành chấm thi tốt nghiệp THPT 2023 và gửi dữ liệu điểm thi về Bộ GD&ĐT.

Hội đồng thi Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng đã huy động gần 180 cán bộ, giáo viên tham gia chấm thi các bài thi trắc nghiệm (từ ngày 1/7); làm phách bài thi (từ ngày 2/7) và chấm bài thi tự luận môn Ngữ văn (từ ngày 3/7). Đến ngày 12/7, công tác chấm thi Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Hội đồng thi Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng đã hoàn tất. Hội đồng thi đang ráp phách, đối soát dữ liệu điểm, kiểm dò để chuyển dữ liệu về Bộ GD&ĐT.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2023ảnh: Trọng Tài

Ông Võ Hoàn Hải, Giám đốc Sở GD&ĐT Khánh Hòa cho biết Sở này đã hoàn tất chấm thi tốt nghiệp, đang hoàn thiện khâu cuối cùng để gửi dữ liệu điểm thi về Bộ GD&ĐT. Sở GD&ĐT Tây Ninh cũng đã chấm xong các môn. Theo báo cáo hằng ngày từ tổ chấm thi tự luận, môn Ngữ văn của Tây Ninh không có điểm tuyệt đối, tuy nhiên, điểm dưới trung bình ít, mức điểm thí sinh đạt được chủ yếu ở trung bình khá.

Theo kế hoạch, 8h ngày 18/7, các Sở GD&ĐT công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh. Chậm nhất ngày 20/7, Sở GD&ĐT hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT; công bố kết quả tốt nghiệp THPT; chuyển dữ liệu cho các trường THPT để in giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

Bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu, thông tin công tác chấm thi bài tự luận hoàn tất vào trưa 8/7, còn chấm thi bài trắc nghiệm hoàn thành trong ngày 10/7. Kỳ thi năm nay địa phương có 1 thí sinh bị tai nạn gãy tay phải, không thể tự viết khi dự thi bài Ngữ văn. Hội đồng thi đã cử cán bộ hỗ trợ thí sinh này theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Bài thi đặc biệt này được Ban chấm thi tham gia chấm, trên cơ sở khớp giữa bản ghi âm nội dung thí sinh đọc và bài thi.

Sở GD&ĐT Hải Dương cho biết, Hội đồng thi này đã hoàn tất chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Tỉnh Hải Dương có hơn 101.000 bài thi trắc nghiệm và hơn 21.700 bài thi tự luận. Sở GD&ĐT đã gửi toàn bộ dữ liệu về Bộ GD&ĐT tổng hợp, đối soát dữ liệu. Hội đồng thi tỉnh Cao Bằng cũng đã hoàn thành chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo kế hoạch. TPHCM đã hoàn thành chấm thi cho gần 85.000 thí sinh ở bài thi tự luận và trắc nghiệm, đang thực hiện các khâu khớp phách, đối sánh, lên điểm. Ghi nhận tại hội đồng thi, điểm bài thi Ngữ văn cao nhất là 9, chưa có bài thi Ngữ văn điểm liệt, thấp nhất là 2,75 điểm.

Là địa phương có lượng thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đông nhất nước, Hà Nội đang huy động hơn 600 giáo viên các trường THPT tham gia chấm thi và cố gắng kịp tiến độ quy định của Bộ GD&ĐT.

Không bị ảnh hưởng khi điều chỉnh đáp án

PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết, các địa phương đều đang đẩy nhanh tiến độ chấm thi theo đúng kế hoạch, đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế. Bài thi tự luận được tổ chức chấm 2 vòng độc lập, chấm kiểm tra theo đúng tiến độ. Đối với bài thi trắc nghiệm, các địa phương đã quét xong bài thi, gửi dữ liệu gốc về Bộ và tiếp tục thực hiện các quy trình chấm thi tiếp theo đúng kế hoạch chung.

Ông Chương nói rằng, việc điều chỉnh đáp án 1 câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh không ảnh hưởng đến tiến độ chấm. Từ ngày 8/7, các ban chấm trắc nghiệm của các hội đồng chấm thi ở 63 tỉnh, thành phố bắt đầu thực hiện khâu đối sánh đáp án. Bộ GD&ĐT đã bàn giao đĩa CD đáp án các môn thi trắc nghiệm cho các hội đồng chấm tại các địa phương, trong đó có môn tiếng Anh. Chậm nhất ngày 13/7, các hội đồng chấm nộp về Bộ GD&ĐT đĩa CD chứa dữ liệu kết quả chấm thi trắc nghiệm sau khi chấm chính thức.

Theo Nghiêm Huê/ TPO

Tin cùng chuyên mục

Hai ĐHQG đang tiến hành tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới
Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo vào chiều 9/12/2024, tại khu đất NC2.2, Khu Viện Nghiên cứu 2, Phường Đông Hòa, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết, ngành giáo dục đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệu từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đến giáo dục đại học (ĐH). Ngành cơ bản đã số hóa thông tin phục vụ công tác quản lí tại tất cả các bậc học. Dữ liệu của ngành đã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm để khai thác dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lí.
Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong.
8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.