Người nước ngoài muốn giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam phải học 11 chuyên đề

Bộ GD-ĐT vừa ban hành chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ cho người nước ngoài giảng dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ, tin học ở Việt Nam với nhiều nội dung quan trọng về kiến thức và phương pháp giảng dạy.

Theo Bộ GD-ĐT, việc ban hành chương trình đào tạo này nhằm góp phần bảo đảm chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ và trung tâm ngoại ngữ-tin học.

Theo đó, người bản ngữ (ngôn ngữ tiếng Anh) có bằng CĐ trở lên; người nước ngoài có bằng CĐ tiếng Anh trở lên; người nước ngoài có bằng CĐ trở lên và có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương, nếu muốn dạy tiếng Anh tại các trung tâm thì phải tham gia chương trình đào tạo này để được cấp chứng chỉ.

Giáo viên nước ngoài giảng dạy tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ. ẢNH MINH HỌA: T.N

Chương trình đào tạo bao gồm 11 chuyên đề. Trong đó, có 10 chuyên đề về kiến thức, phương pháp và kỹ năng giảng dạy tiếng Anh như tổng quan về văn hóa, bối cảnh dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam; lý luận và phương pháp dạy và học tiếng Anh; phương pháp giảng dạy kỹ năng tiếng Anh; kế hoạch bài học; quản lý lớp học; ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác; phát triển học liệu trong dạy học tiếng Anh; kiểm tra, đánh giá; phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam... Bên cạnh đó là một chuyên đề thực tập.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên cần đáp ứng được yêu cầu về năng lực dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ, như biết vận dụng được kiến thức, phương pháp và cách tiếp cận chính trong dạy tiếng Anh; phát triển kỹ năng xây dựng kế hoạch bài dạy, kỹ năng đánh giá; sử dụng công nghệ, học liệu và phương pháp dạy tiếng Anh phù hợp với đối tượng người học nhằm phát triển được năng lực, phẩm chất người học tại trung tâm ngoại ngữ.

 

Bên cạnh đó, phải có khả năng thích ứng linh hoạt, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống văn hóa Việt Nam và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

Khi học viên được xác nhận hoàn thành chương trình (tham dự ít nhất 80% số thời gian học tập trên lớp; hoàn thành các nhiệm vụ học tập, kiểm tra, đánh giá, đạt điểm 5,0 trở lên) thì sẽ được cấp chứng chỉ.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH sư phạm có khoa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có khoa đào tạo giáo viên tiếng Anh; cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh sẽ thực hiện nhiệm vụ đào tạo này.

Theo Mỹ Quyên/ Thanh niên

 

Tin cùng chuyên mục

Không chỉ học vượt chương trình chỉ trong 3,5 năm, Thái Tài còn tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa với GPA 9,38 (điểm trung bình tích lũy), đạt xếp loại xuất sắc.
Từ ngày 24 - 28.4, Bộ GD-ĐT mở hệ thống quản lý thi để học sinh đang học lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại địa chỉ: thisinh.thithptquocgia.edu.vn.
Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024.
“Tin vui là trong hơn 300 thí sinh đăng ký theo học ngành Giáo dục mầm non, đã có một thí sinh nam”, ông Nguyễn Vinh San, Trưởng phòng Phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) chia sẻ.
Ngày mai 24-4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.
Nhóm ngành công nghệ thông tin có rất nhiều trường đại học đào tạo. Học phí các trường có sự chênh lệch rất lớn.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề