Năm 2025: Tối thiểu 35% giảng viên có trình độ tiến sĩ giảng dạy kiến thức chuyên môn ngành Luật

Thủ tướng vừa phê duyệt chương trình tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân Luật giai đoạn 2023 - 2030.

Theo đó, Chương trình đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2023 toàn bộ chương trình đào tạo cử nhân Luật đều được rà soát, điều chỉnh đáp ứng Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Pháp luật, trong đó mỗi nhóm ngành kiến thức chuyên môn ngành Luật phải có riêng, tối thiểu một giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy.

Sinh viên ngành Luật trong lễ tốt nghiệp

80% chương trình đào tạo cử nhân Luật đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó tối thiểu 5% chương trình đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định nước ngoài có uy tín và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Tỉ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ giảng dạy các học phần khối kiến thức chuyên môn của ngành luật đạt tối thiểu 35%.

Đến năm 2030, phải 100% chương trình đào tạo cử nhân đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó tối thiểu 10% chương trình đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của tổ chức kiểm định nước ngoài có uy tín và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Tỉ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ giảng dạy các học phần bắt buộc, cốt lõi thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành, chuyên ngành của chương trình đào tạo cử nhân Luật đạt tối thiếu 40%.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện thể chế, công cụ pháp lí nhà nước để kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân Luật. Trong đó có việc ban hành Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Pháp luật; rà soát, hoàn thiện quy định về mở ngành, đình chỉ hoạt động ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh...; rà soát, hoàn thiện quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo hướng xử lý nghiêm đối với hành vi cố tình vi phạm làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo; tăng cường chế tài xử lí vi phạm, bảo đảm công bằng, khách quan.

Ngoài ra Thủ tướng còn yêu cầu phải tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo cử nhân Luật.

Bộ GD&ĐT có trách nhiệm chủ trì tổ chức triển khai thực hiện chương trình, phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai xây dựng Chuẩn chương trình đào tạo cử nhân Luật; tổ chức kiểm tra, thanh tra, tổng hợp thông tin, số liệu về tình hình, kết quả thực hiện chương trình.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành, địa phương liên quan bố trí kinh phí để thực hiện chương trình theo quy định của pháp luật.

Bộ Tư Pháp, Bộ Quốc phòng chủ trì triển khai nghiên cứu, dự báo nhu cầu nhân lực của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lí trong đó có nhu cầu nhân lực trình độ cử nhân Luật để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực...

Theo Nghiêm Huê/ Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Thời điểm này, thí sinh đang tập trung tìm hiểu ngành, trường đại học để đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Ngoài chương trình đào tạo thì học phí là vấn đề thí sinh cần lưu tâm khi chọn ngành, trường. Hiện nhiều trường đại học (ĐH) đã thực hiện tự chủ tài chính toàn phần, nên mức học phí khá cao và tăng theo lộ trình hằng năm.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 toàn TP Hồ Chí Minh có 84.046 thí sinh dự thi, trong đó có 74.581 thí sinh THPT, 9.465 thí sinh giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do.
Phân tích điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, điều đặc biệt là có đến 19 thí sinh cùng là thủ khoa khối C khi (cùng tổng điểm), trong đó, 13 thí sinh đến từ Bắc Ninh.
Cả nước có gần 11.000 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT 2024. Trong đó ba môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân có nhiều điểm 10 nhất. So với năm 2023, số điểm 10 năm nay giảm nhiều.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mức điểm cao nhất theo khối thi truyền thống khối C cao nhất với 29,75 điểm, không có thí sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vào 8h ngày 17/7. Mời bạn đọc vào đây để xem kết quả
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề