Năm 2020: Nước ta hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu đề ra

“Năm 2020 có nhiu khó khăn, thách thc, bt ng ln, tác đng lên nhiu mt kinh tế xã hi nhưng nưc ta vn hoàn thành khá toàn din các mc tiêu đ ra”, Tng Bí thư, Ch tch nưc Nguyn Phú Trng nhn mnh ti Hi ngh Chính ph trc tuyến vi 63 tnh, thành đ trin khai ngh quyết ca Quc hi khóa XIV v nhim v phát trin kinh tế, xã hi năm 2021, din ra ngày 28 và 29-12-2020.


Các đi biu đến d hi ngh Chính ph vi các đa phương. Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng...

Phn đu thc hin nhim v năm 2021

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV; là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2021-2025 và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030. Bên cạnh đó, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, hòa bình, hợp tác, liên kết phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược giữa một số quốc gia, đối tác lớn tiếp tục diễn ra gay gắt. Xung đột thương mại gia tăng và những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 có thể kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tài chính, tiền tệ, nợ công trên phạm vi toàn cầu và những thách thức lớn đối với thương mại, đầu tư, tăng trưởng và các vấn đề xã hội…

Vì thế “năm 2021 và thời gian tới, tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn vì trước mắt khó khăn, thách thức rất nhiều, công việc nặng nề đang chờ đón. Lưu ý đội ngũ cán bộ cả nước, rường cột của nước nhà, công bộc của dân, phải luôn tự soi tự sửa để không mắc vào những cám dỗ vật chất, để không xảy ra những điều không ai mong muốn”, Tổng Bí thư yêu cầu.

Tổng Bí thư tin tưởng, sau hội nghị, với khí thế mới, niềm tin mới, Chính phủ, các địa phương tiếp tục đoàn kết, năng động sáng tạo, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm 2021 và cả nhiệm kỳ, góp phần xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong đợi.

Kinh tế duy trì tăng trưng dương

Trước đó, phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, năm 2020, dưới tác động của dịch Covid-19, nhiều nước rơi vào suy thoái, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi duy trì tăng trưởng dương, dịch bệnh được kiểm soát, bảo đảm an sinh xã hội. Đến thời điểm này, chúng ta đã đạt được mục tiêu kép trong phòng chống Covid-19 và duy trì tăng trưởng kinh tế. Công tác xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng cũng được Đảng, Nhà nước đẩy mạnh.

Bằng quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp, nước ta đã cùng nhau tạo ra hơn 1.200 tỷ đô la tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong gần 5 năm, trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định. Theo Ngân hàng Thế giới, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8% một năm giai đoạn 2016-2019 thì Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất.

“Tăng trưởng kinh tế cả nước có sự đóng góp từ tăng trưởng ấn tượng của nhiều địa phương mới nổi, đây là nhân tố truyền cảm hứng cho nhiều địa phương khác vượt lên chính mình. Đặc biệt Việt Nam không chỉ thành công về kinh tế mà còn đạt nhiều tiến bộ nhanh chóng về xã hội. Việt Nam đã tạo ra hơn 8 triệu việc làm, thu thập và mức sống người dân ngày càng tăng lên”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng nhìn nhận, Việt Nam chưa thể trong nhóm đứng đầu thế giới về thu nhập, nhưng Việt Nam hoàn toàn có thể đi đầu trong một số lĩnh vực, đặc biệt những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc sẽ giúp làm nên thành công. Đây là thời điểm củng cố niềm tin, nền kinh tế, đất nước ta đang tiến nhanh về phía trước và chắc chắn dân tộc ta sẽ tiến nhanh hơn nữa về phía trước.

T l lao đng qua đào to khong 66%

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng cho biết, năm 2021 đặt ra 12 chỉ tiêu chủ yếu. Cụ thể như: GDP tăng khoảng 6%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; chỉ tiêu năng suất lao động xã hội tăng khoảng 4,8%; tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 66% (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 25,5%); tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế khoảng 91%…

Như vậy, nhiệm vụ của năm 2021 và thời gian tới là rất nặng nề đòi hỏi các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước cần tiếp tục đổi mới tư duy, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội. Tận dụng tốt các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, sự phát triển các mô hình kinh doanh mới, sự thay đổi phương thức sản xuất, tiêu dùng… để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển đất nước trong 5 năm, 10 năm tới.

Minh Phương

Tin cùng chuyên mục

Hơn 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ và nghiên cứu sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới tham gia “Trường học Việt Nam về quan sát trái đất lần thứ 4”
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, chính đáng và Bộ GD&ĐT ra quy định để quản lý những việc đó. Tức là việc học thêm, nếu có, không phải nhằm mục tiêu để đạt được yêu cầu của chương trình. Do đó, việc học thêm là sự tự nguyện của người dân.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, nguồn nhân lực sẽ là một thách thức lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Công nghiệp TP.HCM (KNN-IUH) vừa hoàn thành chương trình đào tạo ngắn hạn tại trường Cao đẳng Humber ở thành phố Toronto,
Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP.HCM có thông tin định hướng phát triển hạ tầng giáo dục ĐH và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm 2040,
Có 2 lĩnh vực đào tạo chỉ đạt tỷ lệ dưới 1% tổng số thí sinh trúng tuyển, thấp hơn rất nhiều lần so với các lĩnh vực tốp đầu như kinh doanh và quản lý (khoảng 24%), máy tính và công nghệ thông tin (khoảng 11%).
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.