Một trường đại học muốn trở thành đại học khởi nghiệp

Tiến sĩ Trần Việt Anh, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, đã đưa ra con số so sánh trên trong lễ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới và khai giảng năm học mới của trường vào tối 14.11, nhằm chia sẻ định hướng phát triển của trường trong tương lai.

Tiến sĩ Trần Việt Anh (giữa) tại buổi ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới của trường. NGỌC HÒA

Ông Trần Việt Anh cho biết: "Hiện nay xu hướng của các trường ĐH trên thế giới là làm mô hình ĐH khởi nghiệp. Một trong những trường nổi tiếng với mô hình này là MIT của Mỹ. Tỷ lệ doanh nghiệp do sinh viên trường này khởi nghiệp còn hoạt động sau 5 năm là trên 70%, trong khi doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam chỉ sau 2 năm đã có đến 95% dừng lại, nghĩa là chỉ còn 5% tiếp tục hoạt động".

Từ thực trạng và xu hướng này, ông Việt Anh thông tin Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM định hướng sẽ trở thành trường ĐH khởi nghiệp, đào tạo tinh thần và kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên nhằm góp phần vào hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.

Với logo mới là sự kết hợp cách điệu giữa cổn miện (mũ vua) của Vua Hùng và tên trường viết tắt là DHV, lãnh đạo của trường cho rằng hình ảnh này sẽ giúp sinh viên vừa hiểu rõ, tôn vinh và gìn giữ giá trị truyền thống của dân tộc, vừa có thể hướng tới các giá trị hiện đại.

Sinh viên Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM. M.B

"Cùng với công bố logo mới, chúng tôi cũng xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý giáo dục và giá trị cốt lõi mới. Theo đó, ngoài việc trở thành trường ĐH định hướng ứng dụng theo mô hình ĐH khởi nghiệp, trường sẽ xây dựng cộng đồng học thuật phát huy tối đa sự hợp tác giữa sinh viên, giảng viên, doanh nghiệp, xã hội. Đồng thời hướng tới việc kiểm định các ngành học bởi các tổ chức kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục uy tín trên thế giới...", tiến sĩ Việt Anh chia sẻ.

Cũng tại buổi lễ, các doanh nghiệp đã trao tặng hơn 2 tỉ đồng cho Quỹ học bổng khuyến học của trường. Các tân sinh viên là thủ khoa và á khoa đầu vào cũng được trao học bổng trị giá 24 triệu đồng với thủ khoa (100% học phí năm học đầu) và gần 17 triệu đồng cho á khoa (70% học phí năm học đầu).

Theo Mỹ Quyên/Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Trong 2 ngày (2, 3/11), Hội đồng Giáo sư (HĐGS) nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029 đã tổ chức bỏ phiếu đối với danh sách ứng viên đủ điều kiện được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS).
Bộ trưởng thừa nhận, nguyện vọng của học sinh, sự khác biệt giữa các vùng miền làm nảy sinh nhiều vấn đề, gây căng thẳng trong sự lựa chọn thi vào THPT.
Các chứng chỉ quốc tế có lệ phí cao nhất hơn 5 triệu đồng, các chứng chỉ trong nước không vượt quá 1 triệu đồng.
Một số trường đại học trả thù lao cho học viên trong quá trình làm tiến sĩ, vốn là việc phổ biến trên thế giới nhưng còn hiếm ở Việt Nam.
Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, ngày 11/11 sẽ phát hành cuốn Cẩm nang thi đánh giá tư duy.
Bộ GD&ĐT dự kiến thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT, trong đó sử dụng kết quả điểm thi và kết quả đánh giá quá trình 3 năm học của học sinh theo tỉ lệ 50 - 50.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.