Mất bao lâu để bằng tiến sĩ nước ngoài được Bộ GD-ĐT công nhận?

Mới đây, trưởng khoa một trường ĐH bị miễn nhiệm do bằng tiến sĩ chưa được Bộ GD-ĐT công nhận. Vậy theo quy định, thời gian Bộ GD-ĐT công nhận một văn bằng nước ngoài là bao lâu?

Lâu nhất là 45 ngày

Chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH Văn Lang vừa có quyết định miễn nhiệm chức vụ Trưởng khoa Du lịch đối với tiến sĩ Lê Minh Thành do bằng tiến sĩ chưa được công nhận tại Việt Nam.

Được biết, ông Thành được Trường SMC (Thụy Sĩ) cấp bằng tiến sĩ năm 2017. Ông Thành cho rằng đã làm thủ tục công nhận văn bằng ngay sau đó. Tuy nhiên, đến nay, bằng tiến sĩ nước ngoài của ông Thành vẫn chưa được công nhận.

Mẫu công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp tại Thông tư 13 năm 2021 của Bộ GD-ĐT

Trên thực tế, đại diện Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT (cơ quan công nhận văn bằng) cho biết đơn vị này chưa từng nhận được hồ sơ của ông Thành.

Trong Thông tư 13 năm 2021, Bộ GD-ĐT có quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Theo Thông tư 13, chỉ trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng có trách nhiệm trả kết quả công nhận văn bằng cho người đề nghị công nhận văn bằng.

Trường hợp cần xác minh thông tin về văn bằng từ cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc đơn vị xác thực nước ngoài, thời hạn trả kết quả công nhận văn bằng không vượt quá 45 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ công nhận văn bằng.

Điều kiện để được công nhận văn bằng

Cũng theo Thông tư 13, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận khi chương trình giáo dục có thời gian học, nghiên cứu phù hợp với khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam và đáp ứng một trong 2 điều kiện.

Một là chương trình giáo dục được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng tương ứng với hình thức đào tạo.

Hai là cơ sở giáo dục nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cho phép đào tạo, cấp bằng hoặc đã được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng.

Ngoài ra, văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính (bao gồm cả Việt Nam) được công nhận khi cơ sở giáo dục đó được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của hai nước cho phép mở phân hiệu, cho phép đào tạo hoặc phê duyệt việc hợp tác, liên kết đào tạo; thực hiện hoạt động đào tạo theo giấy phép đồng thời đáp ứng 2 điều kiện ở trên.

Đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến được công nhận khi đáp ứng quy định "chương trình giáo dục được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng tương ứng với hình thức đào tạo".

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GD-ĐT sẽ công nhận bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

Trong khi đó, giám đốc sở GD-ĐT công nhận bằng tốt nghiệp THCS, THPT và giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Tin cùng chuyên mục

Sáng nay 22/9, Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức công bố lịch 6 đợt thi Đánh giá tư duy năm 2024, tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn kết quả tốt nhất trong công tác xét tuyển.
Số lượng sinh viên hàng năm rất đông nhưng số chỗ ở trong ký túc xá lại có hạn. Do đó, tại nhiều trường, sinh viên thuộc đối tượng ưu tiên mới được xét duyệt ở ký túc xá.
Các chuyên gia nhận định, trong khoảng 5-10 năm nữa, lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thu hút rất nhiều lao động. Từ nhu cầu này, nhiều trường đại học đang mở thêm các ngành liên quan và dự báo sẽ thu hút thí sinh trong mùa tuyển sinh tới.
Trong 8 đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế của TP HCM, có 7 ngành đã được ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với tổng kinh phí 8,3 tỉ đồng.
Tiến sĩ Trần Đình Lý - Phó hiệu trưởng Trường đại học Nông Lâm TPHCM cho rằng quy định tuyển sinh vượt 3% chỉ tiêu sẽ bị phạt đã không còn phù hợp và đề xuất nên điều chỉnh tùy vào năng lực đào tạo của nhà trường.
Nhiều người cho rằng tiếng Anh là môn học đòi hỏi phải có năng khiếu. Tuy nhiên thành tích dạy và học tiếng Anh ở một số quốc gia trong khu vực như Philippines, Singapore... đã chứng minh những người không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ vẫn có thể thành thạo môn học này nếu có phương pháp giảng dạy và tiếp cận ngoại ngữ phù hợp.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi