Lộ trình điều chỉnh học phí: Đưa ra quá muộn

Đã gần hết học kì I năm học 2023 – 2024 nhưng trường đại học (ĐH) và sinh viên chưa biết cụ thể học phí sẽ phải thu – nộp như thế nào vì chưa có nghị định chính thức.

Hiện nay, một số trường như Trường ĐH Ngoại thương thu học phí tương tự năm ngoái trong khi chờ quy định mới. Trường ĐH Luật Hà Nội thu theo đúng Nghị định 81 và khẳng định sẽ hoàn trả nếu Nghị định sửa đổi đưa ra mức thấp hơn. Hầu hết trường tư thục, không chịu ảnh hưởng bởi Nghị định 81 đều tăng học phí, phổ biến ở mức 5-10%.

Một tiết học của sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Trường ĐH Kinh tế

Trường ĐH Y dược Thái Bình được tự chủ từ năm 2021. Thời điểm đó là đỉnh của dịch COVID-19. Và từ đó đến nay, tuy bị cắt khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước nhưng Trường ĐH Y dược Thái Bình không thể tăng học phí như quy định đối với trường tự chủ do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết dự kiến Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81 sẽ được ban hành trong tháng 10 để các trường có căn cứ quy định mức học phí cho năm học 2023 - 2024.

Mặt khác, việc giữ nguyên hay tăng học phí theo lộ trình đều được các cơ quan có trách nhiệm đưa ra rất muộn. Hai năm qua, phải đến giữa học kì I, các cơ sở giáo dục ĐH và sinh viên mới biết chủ trương thu học phí như thế nào.

Năm nay, đã gần hết học kì I, trường ĐH vẫn chỉ biết thu tạm mức học phí nào đó, đợi khi có quyết định chính thức rồi tính, gây khó khăn cho sinh viên và hệ lụy là ảnh hưởng đến tâm lí của các gia đình có con em đi học. Theo quy định, các trường đều phải công bố công khai mức học phí khi ban hành đề án tuyển sinh (từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm).

Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ được ban hành trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân, vì thế, dù nghị định này đã có hiệu lực nhưng theo yêu cầu của Chính phủ, năm học 2021-2022, các trường ĐH giữ nguyên mức học phí như năm học 2020 - 2021.

Bước sang năm học 2022 - 2023, sau khi các trường đã công bố mức học phí và triển khai thu học phí, ngày 20/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP, yêu cầu các cơ sở giáo dục ĐH công lập giữ ổn định mức thu năm học này bằng với năm học 2021 - 2022. Thực hiện nghị quyết này, hàng loạt trường ĐH đã tăng học phí phải hoàn trả lại cho sinh viên, trong đó có Trường ĐH Y dược Thái Bình.

Đến nay, nhiều trường ĐH vẫn đang băn khoăn về phương án xây dựng mức học phí. Theo lãnh đạo nhiều trường ĐH, quy định học phí cần phải có sớm để tránh tình trạng điều chỉnh, hoàn trả sau khi thu, gây khó khăn cho các trường.

Theo Nghiêm Huê/ Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Việc có đề minh họa cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là rất quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, giáo viên.
Theo thông lệ, khoảng 3 tháng nữa, Hà Nội mới công bố số môn thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Tuy nhiên, để chủ động phương án học tập của con sau cấp THCS, nhiều phụ huynh đã tính toán giải pháp an toàn với phương châm "Không nhất thiết phải vào lớp 10 công lập".
Sáng 3/12, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy đợt 1 tại 16 điểm thi ở 8 tỉnh, thành trên cả nước, với gần 3.000 thí sinh tham gia.
Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã cho phép trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật quốc tế, theo quyết định số 3847/QĐ-BGDĐT.
Từ góc độ quyền lợi của đơn vị mình, một số đại biểu cho rằng Bộ GD-ĐT cần xem xét, mở rộng danh sách trường ĐH trọng điểm quốc gia, vùng, ngành.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa công bố đã đặt ra vai trò lớn trong hướng nghiệp của nhà trường, giáo viên.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề