Kết luận Thanh tra Bộ GD-ĐT nêu lý do nhiều ngành học mới mở đã phải đóng

Kết luận Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa công bố cho thấy trong quá trình tự chủ mở ngành, nhiều trường ĐH thực hiện khảo sát nhu cầu xã hội không đầy đủ dẫn đến khi mở ngành không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh với số lượng rất thấp, phải đóng ngành.

Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa có kết luận về việc thực hiện tự chủ mở ngành đào tạo ở nhiều trường ĐH. CHỤP MÀN HÌNH

Tháng 3 vừa qua, Thanh tra Bộ GD-ĐT có kết luận thanh tra nhiều trường ĐH vi phạm tự chủ mở ngành đào tạo. Trong đó có nơi giảng viên cơ hữu không đảm bảo, mở ngành trái quy định, không tuyển sinh được phải đóng ngành

Trường thực hiện khảo sát nhu cầu xã hội không đầy đủ 

Kết luận thanh tra về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục ĐH và các điều kiện đảm bảo ngành đào tạo đối với Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, nêu rõ trường có văn bản báo cáo Bộ GD-ĐT dừng tuyển sinh có 7 ngành đào tạo trình độ ĐH gồm: giáo dục thể chất, thiết kế thời trang, quản lý công nghiệp, kỹ thuật xây dựng, Trung Quốc học, Hàn Quốc học, Nhật Bản học. Trong đó có ngành, khi thực hiện mở ngành, trường đã thực hiện khảo sát nhu cầu xã hội không đầy đủ dẫn đến không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh với số lượng rất thấp kể từ khi mở ngành.

Tại thời điểm mở ngành, 7/9 ngành có giảng viên chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo không có ngành phù hợp với ngành dự kiến mở; trường tự xác định các giảng viên chủ trì ngành có đủ 5 năm giảng dạy ĐH và có công trình 11 nghiên cứu khoa học, bài báo về lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo trong thời hạn 5 năm theo quy định. Trách nhiệm để xảy ra thiếu sót nêu trên thuộc Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách và các đơn vị liên quan thuộc trường.
Tại Trường ĐH Hoa Sen, kết luận Thanh tra Bộ GD-ĐT nêu, trường không tổ chức tuyển sinh và/hoặc không tuyển sinh được 6 ngành từ năm 2021 - 2022, ngành Nhật Bản học từ năm học 2022 - 2023 và tạm dừng tuyển sinh 4 ngành. Trong đó có ngành khi thực hiện mở ngành, trường đã thực hiện khảo sát nhu cầu xã hội không đầy đủ dẫn đến không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh với số lượng rất thấp kể từ khi mở ngành.

Tại thời điểm mở ngành, 12 ngành trình độ ĐH trường tự chủ mở có giảng viên chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo không có ngành phù hợp với ngành dự kiến mở; trường tự xác định các giảng viên chủ trì ngành có đủ 5 năm giảng dạy ĐH và có công trình nghiên cứu khoa học, bài báo về lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo trong thời hạn 5 năm theo quy định.

Trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương) cũng có các vi phạm tương tự về tự chủ mở ngành. Có 11 ngành trường dừng tuyển sinh từ năm 2022 và 2 ngành dừng tuyển sinh từ năm 2023. Trong đó có ngành khi thực hiện mở, trường đã khảo sát nhu cầu xã hội không đầy đủ, dẫn đến không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh với số lượng rất thấp kể từ khi mở ngành. Tại thời điểm mở ngành, 7/16 ngành trình độ ĐH trường tự chủ mở có giảng viên chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo không có ngành phù hợp với ngành dự kiến mở.

Cũng vì lý do khảo sát nhu cầu xã hội khi mở ngành không đầy đủ mà chỉ trong hai năm 2022 và 2023, Trường ĐH Thủ Dầu Một tạm dừng tuyển sinh đến 13 ngành. Trong đó năm 2022 tạm dừng tuyển sinh 11 ngành: lịch sử, văn học, văn hóa học, toán kinh tế, chính trị học, địa lý học, quốc tế học, sinh học ứng dụng, vật lý học, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, quản lý đô thị. Hai ngành tạm dừng tuyển sinh năm 2023 là quản lý văn hóa, quản lý công. Trong số 13 ngành dừng tuyển sinh, có 4 ngành không còn sinh viên theo học. Điều đáng nói là nhiều ngành tạm dừng tuyển sinh chỉ mới được mở trong các năm 2020-2022. Trong đó ngành quản lý công mở năm 2022. Trong hồ sơ mở ngành năm 2022, trường khảo sát 46 công ty về nhu cầu tuyển dụng trong 4 năm tới và khẳng định có nhu cầu tuyển dụng.

Tự chủ mở ngành khi chưa đủ điều kiện tự chủ 

Trong khi đó, Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) tự chủ mở ngành khi chưa đủ điều kiện tự chủ là chưa đúng quy định. Trong đó, đến ngày 9.9.2022, trong khi trường chưa đủ điều kiện tự chủ theo quy định của luật Giáo dục ĐH, trên cơ sở văn bản của ĐH Quốc gia TP.HCM giao, trường ban hành quyết định mở ngành đối với từng ngành cụ thể. Hiệu trưởng ký ban hành quyết định mở 3 ngành trình độ ĐH, hai ngành trình độ thạc sĩ và một ngành trình độ tiến sĩ sử dụng dấu của trường là chưa đúng quy định. Thời điểm trường ban hành quyết định mở ngành Hàn Quốc học trình độ thạc sĩ, ngành Hàn Quốc học trình độ ĐH của trường khi chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định. 

Theo kết luận, quyết định năm 2017 của Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM giao cho các trường thành viên ban hành quyết định mở ngành khi các trường chưa đủ điều kiện tự chủ là vi phạm quy định luật Giáo dục ĐH.

Còn Học viện Nông nghiệp Việt Nam mở ngành luật có đủ đội ngũ giảng viên cơ hữu, nhưng chưa đảm bảo có tối thiểu 3 tiến sĩ với ngành học thuộc lĩnh vực pháp luật.

Kiến nghị Bộ GD-ĐT sửa các quy định hiện hành

Bên cạnh các thiếu sót sai phạm của các trường, Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng có một số kiến nghị Bộ GD-ĐT sửa các quy định hiện hành. Chẳng hạn làm rõ các quy định tại Thông tư 17/2021 và 02/2022 về đội ngũ giảng viên cơ hữu khi mở ngành. Sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2022 theo hướng quy định rõ việc xác định ngành của giảng viên cơ hữu chủ trì tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; Hướng dẫn các trường xử lý theo quy định đối với các ngành không tổ chức tuyển sinh, không tuyển sinh được hoặc tạm dừng tuyển sinh.

Theo Hà Ánh/ Thanh niên

 

Tin cùng chuyên mục

Các trường trực thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM như Bách khoa, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học Tự nhiên, Công nghệ Thông tin... đã công bố học phí năm học 2024.
Liên minh đào tạo nhân lực và nghiên cứu bán dẫn VASA được thành lập bởi Trường Đại học Phenikaa, đại diện bởi Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn, và Thành phố Đà Nẵng, đại diện bởi Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo thiết kế Vi mạch và AI, theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Bộ GD&ĐT yêu cầu chuẩn bị lực lượng để thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm và dự phòng các tình huống xảy ra thiên tai, dịch bệnh cũng như xử lý những tình huống bất thường có thể xảy ra trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024 sắp tới.
Ngày 3/5, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định phê duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường Đại học Cần Thơ tại tỉnh.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5, thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Riêng thí sinh tự do sẽ đăng ký trực tiếp.
Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường học phối hợp với cơ quan công an triển khai cấp thẻ căn cước công dân cho học sinh trong độ tuổi tham gia các kỳ thi sắp tới.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề