Học viện Báo chí và Tuyên truyền không tổ chức thi năng khiếu năm 2022

Điểm mới trong tuyển sinh năm 2022 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là không tổ chức kỳ thi năng khiếu đối với nhóm ngành Báo chí.

 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền không tổ chức thi năng khiếu năm 2022

Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa đưa ra dự kiến phương án tuyển sinh năm 2022. Theo đó, năm nay Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến tuyển sinh theo 3 phương thức: Xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT (70% chỉ tiêu), Xét tuyển học bạ (20% chỉ tiêu), Xét tuyển kết hợp (10% chỉ tiêu).

Điểm mới trong tuyển sinh của Học viện năm nay là không tổ chức kỳ thi năng khiếu đối với nhóm ngành Báo chí (bao gồm các chuyên ngành: Báo in, Ảnh báo chí, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Quay phim truyền hình, Báo mạng điện tử, Báo truyền hình).

Trước đó, năm 2021, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tạm dừng tổ chức thi năng khiếu báo chí do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Năm 2022, đối với phương thức xét tuyển kết hợp vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Sẽ xét tuyển đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế môn Tiếng Anh tương đương IELTS 6.5 trở lên, học lực 7.0 trở lên, hạnh kiểm tốt 5 kỳ học bậc THPT (không tính học kỳ 2 năm lớp 12). Thí sinh xét tuyển các chương trình báo chí cần có điểm trung bình chung 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT (không tính học kỳ 2 năm lớp 12) đạt tối thiểu 6.5 trở lên.

Trường hợp thí sinh có mức điểm chứng chỉ bằng nhau cuối danh sách sẽ xét theo tiêu chí phụ là điểm trung bình chung học tập 5 kỳ bậc THPT.

Đối với phương thức xét tuyển học bạ Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cách tính điểm cụ thể như sau:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền không tổ chức thi năng khiếu năm 2022
Ảnh: Fanpage Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đối với phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT, cách tính điểm cụ thể như sau:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền không tổ chức thi năng khiếu năm 2022
Ảnh: Fanpage Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Trong trường hợp không tuyển đủ chỉ tiêu theo phương thức xét học bạ, xét tuyển kết hợp, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang phương thức xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Trường cũng đưa ra dự kiến mức học phí năm 2022 đối với các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) được miễn học phí; các ngành khác hệ đại trà là 440.559 đồng/ tín chỉ; hệ chất lượng cao là 1.321.677 đồng/ tín chỉ. Lộ trình tăng học phí cho từng năm tối đa là 10%.

Theo Kiều Phương/Dân Trí

Tin cùng chuyên mục

Học sinh lớp 12 trên cả nước có 5 ngày để thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024, từ 24/4 đến hết 28/4.
Thí sinh được Hiệu trưởng giới thiệu để ưu tiên tuyển thẳng vào đại học phải là thuộc nhóm 5 học sinh giỏi, có điểm trung bình cộng 3 năm THPT cao nhất trường.
Ngày 23/4, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Gia Định TP.HCM công bố điểm chuẩn đạt điều kiện trúng tuyển xét tuyển sớm đối với 53 ngành/chuyên ngành trong đợt tháng 4/2024.
Đa số các trường đại học tại TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển từ 600-700 điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, thang điểm tối đa là 1.200.
Năm nay, điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM được sử dụng để xét tuyển vào 105 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ trong cả nước. Thí sinh xét tuyển bằng phương thức này cần lưu ý những quy định khác nhau về điểm sàn, quy định riêng của các trường và các ngành.
Bộ Công an đã có thông báo về phương án đổi mới công tác tuyển sinh văn bằng 2. Theo đó, phương án đổi mới được chia thành 2 giai đoạn: từ năm 2024 - 2025 và từ năm 2026 trở đi.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề