Học sinh trượt tốt nghiệp THPT sẽ thi lại với đề thi riêng

Những học sinh trượt tốt nghiệp năm 2024 có thể thi sau năm 2024 nhưng nội dung và phương thức đảm bảo theo chương trình 2016.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng

Tại cuộc họp báo chiều 29/11 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức, nhiều người quan tâm vấn đề học sinh lứa cuối cùng của chương trình 2016 nếu trượt tốt nghiệp THPT thì sẽ thi lại thế nào, khi năm 2025 bắt đầu thi tốt nghiệp THPT theo chương trình 2018.

Ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) - khẳng định: Nguyên tắc là học sinh học theo chương trình nào sẽ thi theo chương trình đó, các em có thể thi sau năm 2024, nhưng nội dung và phương thức theo nguyên tắc phải đảm bảo theo chương trình 2016. Vì vậy, học sinh không cần lo lắng về việc học theo chương trình trình cũ nhưng phải thi theo chương trình mới.

Học sinh trượt tốt nghiệp THPT 2024 sẽ thi lại với đề thi riêng. Ảnh: Đại Minh

Cũng về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng nêu cụ thể: Có thể sẽ tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho các em thi trượt năm 2024 vào năm 2025, cùng học sinh học theo chương trình mới, nhưng với hai đề thi khác nhau theo hai chương trình khác nhau.

Chia sẻ thêm về phương án 2+2, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, không có phương án nào thỏa mãn mọi điều kiện, phương án nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Phương án thi 4 môn đã được Bộ GD-ĐT nghiên cứu kỹ, tham vấn ý kiến các chuyên gia, ý kiến của Hội đồng Giáo dục Quốc gia và Chính phủ xem xét. Với 4 môn thi, 36 tổ hợp, học sinh hoàn toàn có thể lựa chọn tổ hợp phù hợp nhất với bản thân.

Theo M.Tâm/ PNO

Tin cùng chuyên mục

Kết thúc 4 ngày thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, có tổng số 956.905 thí sinh đăng ký, cao hơn khá nhiều so với năm trước.
Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định việc khảo sát tiếng Anh của giáo viên không phải kiểm tra trình độ cá nhân. Kết quả khảo sát tuyệt đối không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác như đánh giá thi đua, xét lương, kỷ luật hay các mục đích cá nhân khác...
Kể từ tháng 12.1993 khi đại học (ĐH) đầu tiên được thành lập, đến nay Việt Nam có 10 ĐH, trong đó có 2 ĐH quốc gia, 3 ĐH vùng, 2 ĐH ngoài công lập, với quy mô đào tạo các bậc học, các hệ từ vài chục ngàn đến hơn một trăm ngàn người học.
Bộ trưởng GD-ĐT vừa có quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự cho vị trí Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, sau tháng rưỡi vụ này khuyết cấp trưởng.
Thời gian nghỉ hè và nghỉ phép của giáo viên được quy định rõ hơn tại Thông tư số 05/2025/TT-BGDĐT có hiệu từ từ 22/4...
Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường không được chủ quan, cần tận dụng tối đa “giai đoạn vàng” từ nay tới trước kỳ thi để hỗ trợ học sinh, giúp các em đáp ứng tốt với kỳ thi nhiều đổi mới...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề