Học như thế nào để “lấy” điểm cao tại các kỳ thi đánh giá năng lực?

Thi đánh giá năng lực là phương thức tuyển sinh hiện đang được đa số các trường ĐH “tăng nóng” chỉ tiêu trong mùa tuyển sinh năm 2022. Nhưng bạn đã biết gì về kỳ thi này và phải học như thế nào để lấy điểm cao cho kỳ xét tuyển ĐH sắp tới?

Thông qua một số thí sinh đã từng “chinh chiến” và dành điểm cao trong những kỳ thi đánh giá năng lực các năm trước và lời khuyên từ các thầy cô phụ trách kỳ thi dành cho thí sinh, chúng tôi sẽ “mách nước” cho các bạn số “bí kíp” để đạt điểm cao tại các kỳ thi đánh giá năng lực.

Thi đánh giá năng lực là gì?

Có thể hiểu nôm na, thi đánh giá năng lực là hình thức kiểm tra khả năng vận dụng ngôn ngữ, những kiến thức, kỹ năng đã được hình hành trong quá trình học tập vào những tình huống đa dạng của cuộc sống. Thay vì một đề thi kiểm tra kiến thức thông thường khá nặng nề về kiến thức mang tính “hàn lâm”, sách vở thì đề thi đánh giá năng lực không đòi hỏi quá cao kiến thức học ở trường nhưng lại yêu cầu thí sinh phải có khả năng tổng hợp, kết hợp, phân tích, phán đoán và suy luận. Hình thức khảo sát này sẽ giúp hình thành tư duy thực tiễn cho người học, đáp ứng yêu cầu đào tạo công dân thế hệ mới.

Học như thế nào để “lấy” điểm cao?

Vì không chỉ kiểm tra kiến thức hoàn toàn từ sách vở nên nhiều thí sinh lo lắng không biết phải học ôn những gì để chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực?

Tuy không kiểm tra nhiều về kiến thức chuyên môn hay thuộc lòng, nhưng muốn có điểm cao ở các kỳ thi này, thí sinh cũng nên có sự chuẩn bị và rèn luyện, làm quen với cấu trúc đề thi. Lời khuyên chung của các thầy cô dành cho thí sinh chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực là không cần mất công học tủ hay tới lò luyện mà nên nắm chắc kiến thức cơ bản, bao quát nhiều vấn đề và biết cách vận dụng. Mỗi thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức nền ở trung học phổ thông cũng như trang bị thêm kiến thức xã hội và luyện giải các “câu đố mẹo” có nhiều trên Internet để làm quen với phần thi logic. Ngoài ra, thí sinh cũng cần luyện kỹ năng đọc hiểu – tương tự kỹ năng làm một bài đọc hiểu trong bài thi tiếng Anh thông thường, đó là đọc thật kỹ ngữ liệu và nắm bắt nhanh từ khóa trong câu hỏi và ngữ liệu.

Đề thi thường sẽ kiểm tra kiến thức về khoa học tự nhiên, tư duy logic, kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng viết thông qua các kiến thức đã học ở chương trình THPT như: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tiếng Anh. Trong đó, câu hỏi kiểm tra năng lực ghi nhớ và vận dụng kiến thức gồm 50% mức độ dễ, 20% suy luận tổng hợp, 15% tính toán và suy luận phức tạp, 10% mức độ khó và 5% sáng tạo. Tuy nhiên đề thi không kiểm tra kiến thức một cách thông thường mà đòi hỏi khả năng vận dụng, suy luận và vận dụng cao hơn. Vì vậy để làm tốt bài thi, ngoài việc hệ thống hóa kiến thức nền đã học, thí sinh cần phải trang bị vốn kiến thức bên ngoài xã hội thông qua sách báo, tin tức …

Tùy theo khối ngành thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, đề thi đánh giá năng lực thường sẽ tập trung vào kiến thức ở khối ngành đó. Ví dụ như với các ngành kỹ thuật, ngoài yêu cầu kiến thức chung, thí sinh cần có kiến thức về toán, lý, hóa; Nếu là các ngành Khoa học máy tính thì tập trung ở toán, lý và kiến thức khoa học chung; Còn nếu đăng ký Quản trị kinh doanh thì kiểm tra năng lực chung và kiểm tra kiến thức toán, kinh tế…

Sau đây là tổng hợp một số “kinh nghiệm” của các thí sinh từng đạt trên 1.000 điểm kỳ thi đánh giá năng lực những năm trước đã chia sẻ:

Vũ Minh Dương (TP.HCM, 1.005 điểm): Mình thấy đề thi Đánh giá năng lực của ĐHQG - HCM đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức rộng nhưng không quá khó. Cụ thể, phần tiếng Anh nếu so với các kỳ thi lấy chứng chỉ thì dễ hơn nhiều; phần logic hoàn toàn mới, khó có thể “ôn tập” trước được mà đòi hỏi mình phải tư duy, suy luận, loại trừ đáp án và chọn. Riêng phần thống kê, thí sinh cần “luyện” bằng cách sử dụng những kỹ năng có từ môn địa lý ở THPT. Theo mình bất kỳ ai đã hoàn tất chương trình THPT cũng đều có thể thử sức với kỳ thi Đánh giá năng lực để được thêm cơ hội vào đại học.

Nguyễn Hữu Thiên Phú (TP.HCM, 1.093 điểm): Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG - HCM rất khác so với kỳ thi THPT Quốc gia: nó nhẹ nhàng, thú vị và phù hợp với thí sinh hơn. Theo mình hướng ra đề này là đúng đắn để tuyển sinh, mở thêm cơ hội vào đại học cho học sinh. Theo mình để đạt điểm cao kỳ thi này, các bạn không cần học thuộc lòng kiến thức mà chỉ cần nắm vững kiến thức nền tảng và biết cách vận dụng. Các bạn phải ôn tập tất cả các môn học ở THPT, bởi từng mảng kiến thức đều hữu ích khi làm bài thi Đánh giá năng lực. Hãy luôn giữ nhịp độ làm bài, câu nào chắc chắn thì làm ngay, câu nào khó thì cố loại trừ bớt đáp án rồi… đánh “lụi”. Cũng như bất cứ kỳ thi nào, các bạn cần bình tĩnh, tự tin thể hiện mình bởi khả năng hoàn thành bài thi Đánh giá năng lực nằm trong tầm tay của các bạn.

Nguyễn Thị Ngọc Trâm (Ninh Thuận, 1.050 điểm): Theo mình đề thi Đánh giá năng lực nhẹ hơn đề thi THPT Quốc gia nhiều. Kiến thức trong đề thi rộng nhưng không khó. Phần “lạ” nhất chính là logic nhưng mình vẫn tự tin làm hết. Bí quyết để làm tốt phần này là đọc và giải các “câu đố mẹo” có nhiều trên Internet, sau đó suy luận rồi loại trừ đáp án. Mình học chuyên Anh nên mình bị “đơ” ở những kiến thức khác, đặc biệt về hóa học. Các bạn khóa sau nên tải đề thi mẫu về làm trước, sau đó tự tin đăng ký dự thi và nếu có thời gian hãy đọc thêm những kiến thức bên ngoài sách giáo khoa.

Trần Hoàng Long (TP.HCM, hơn 1.000 điểm): Cá nhân em làm bài chưa hết thời gian, dư khá nhiều. Em thấy đề thi cũng phân chia khá hợp lý. Những câu đầu tiên hỏi ngắn, suy luận ít thì mình làm trước. Càng về sau, những câu đòi hỏi suy luận nhiều thì mình để sau, mình làm từ từ. Cá nhân em không quá căng thẳng với bài thi này, không yêu cầu phải học bài quá nhiều. Trước ngày thi, buổi tối em ngủ sớm, giữ cho tinh thần thoải mái.

PV

Tin cùng chuyên mục

Học sinh lớp 12 trên cả nước có 5 ngày để thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024, từ 24/4 đến hết 28/4.
Thí sinh được Hiệu trưởng giới thiệu để ưu tiên tuyển thẳng vào đại học phải là thuộc nhóm 5 học sinh giỏi, có điểm trung bình cộng 3 năm THPT cao nhất trường.
Ngày 23/4, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Gia Định TP.HCM công bố điểm chuẩn đạt điều kiện trúng tuyển xét tuyển sớm đối với 53 ngành/chuyên ngành trong đợt tháng 4/2024.
Đa số các trường đại học tại TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển từ 600-700 điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, thang điểm tối đa là 1.200.
Năm nay, điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM được sử dụng để xét tuyển vào 105 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ trong cả nước. Thí sinh xét tuyển bằng phương thức này cần lưu ý những quy định khác nhau về điểm sàn, quy định riêng của các trường và các ngành.
Bộ Công an đã có thông báo về phương án đổi mới công tác tuyển sinh văn bằng 2. Theo đó, phương án đổi mới được chia thành 2 giai đoạn: từ năm 2024 - 2025 và từ năm 2026 trở đi.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề