Giáo viên chọn thi tốt nghiệp THPT 3 môn bắt buộc: Có thành hiện thực?

Theo khảo sát của Bộ GD&ĐT, trong khoảng 130.700 giáo viên THPT, có đến gần 74% chọn thi tốt nghiệp với 3 môn bắt buộc.

Bộ GD&ĐT ban hành báo cáo về quá trình xây dựng dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trong đó nêu kết quả khảo sát giáo viên cả nước về hai phương án mà Bộ đưa ra hồi tháng 8.

Với phương án 1: Thí sinh học chương trình THPT phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Phương án 2 gồm ba môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; hai môn tự chọn trong số các môn đã học (gồm Lịch sử).

Trong số gần 130.700 cán bộ, giáo viên THPT tham gia khảo sát, gần 74% chọn phương án 2.

PGS. TS Lê Hữu Lập, nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Lê Hữu Lập, nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng, vừa qua môn Lịch sử các học sinh không chịu học (có thể do cách dạy, truyền đạt nội dung không lôi cuốn...?), nên kết quả thi thấp so với các môn học khác. Việc Bộ GD&ĐT muốn đưa vào chương trình thi tốt nghiệp có môn Lịch sử là bắt buộc để khiến học sinh có ý thức hơn về môn học học này.

“Đưa lịch sử thành môn thi bắt buộc, tôi nghĩ là không cần thiết, mà phải giải quyết bằng cách cải tiến phương pháp dạy và nội dung truyền đạt môn Lịch sử. Tôi ủng hộ phương án thi gồm ba môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; hai môn tự chọn trong số các môn đã học (gồm Lịch sử)”- ông Lập nêu quan điểm.

Ông Đào Tuấn Đạt là giảng viên Vật lý đại cương tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, và là cố vấn chuyên môn trường THPT Anhxtanh (Đống Đa, Hà Nội)

Ông Đào Tuấn Đạt là giảng viên Vật lý đại cương tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, và là cố vấn chuyên môn trường THPT Anhxtanh (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, ông ủng hộ phương án thi gồm ba môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; hai môn tự chọn trong số các môn đã học (gồm Lịch sử).

Bởi lẽ, theo ông Đạt, phương án này sẽ giảm áp lực thi cử và quan trọng nhất là cân bằng giữa các môn tự nhiên xã hội. Học sinh mấy năm rồi hầu hết chọn học môn xã hội bỏ hết môn tự nhiên dẫn tới thiếu hụt người học về kỹ thuật, công nghệ... “Xã hội mà không có con người để phục vụ cho sản xuất thì không ổn”- ông Đạt nêu quan điểm.

Là một trong số những giáo viên bỏ phiếu đề xuất thi tốt nghiệp THPT 3 môn, cô Phạm Thị An, giáo viên trường THPT Hoài Đức A (Hà Nội) nêu lí do ủng hộ phương án 2 bởi tính gọn nhẹ, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu tốt nghiệp cho các em. Nhiều thầy cô khác cũng có chung quan điểm với cô An.

"Bộ GD&ĐT nên xem xét, đưa ra phương án thi hợp lý tránh làm mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp.", các thầy cô nhấn mạnh.

Hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức với 6 môn thi, gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân).

Theo Đỗ Hợp/ Tiền phong

Tin cùng chuyên mục

Dự thảo về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đề xuất môn ngoại ngữ (trong đó có tiếng Anh) không còn là bắt buộc.
Dự kiến chiều mai 29.11, Bộ GD-ĐT sẽ chính thức công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thông tư mới về vị trí việc làm trong trường học. Theo đó, mỗi trường, từ tiểu học đến trung học phổ thông, sẽ có một viên chức tư vấn học sinh.
Không dừng ở chơi game, thể thao điện tử (eSports) mang lại nhiều kỹ năng học tập và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Liệu các trường ĐH có tận dụng và đưa eSports vào giảng dạy chính thức?
Khoa học máy tính, An toàn thông tin, Truyền thông đa phương tiện; Công nghệ Cơ khí – Tự động hóa, Điện – Điện tử; Công nghệ thực phẩm, Công nghệ Sinh học. Y Dược... nằm trong 18 ngành nghề cần lao động tốt nghiệp đại học được Bộ Giáo dục thống kê.
Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang có nhiều đổi mới về công nghệ, xu hướng tập trung cho sản xuất theo hướng hữu cơ và công nghệ cao nên nhu cầu tuyển dụng nhân lực có chuyên môn cao ngày càng tăng. Tuy nhiên, số học sinh đăng ký học ngành này ngày càng thấp.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi