Giảng viên được trả thù lao 360 triệu đồng cho 1 công bố khoa học

Một trường ĐH tại TP.HCM công bố chính sách mới thu hút chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước đến làm việc tại trường. Đáng chú ý, giảng viên được trả thù lao lên tới 360 triệu đồng cho 1 công bố khoa học.

Theo đó, các nhóm nhân sự chất lượng cao là đối tượng được thu hút bao gồm: các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thuộc các ngành phù hợp với nhu cầu về đào tạo của trường; chuyên gia, nhà khoa học có trình độ tiến sĩ trở lên có khả năng nghiên cứu khoa học; nhóm nhân sự để thực hiện công tác quản lý theo đề án vị trí việc làm của trường (bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý chuyên môn).

Ngoài thu nhập và các chế độ theo quy định hiện hành của trường, người thuộc đối tượng thu hút nêu trên được hưởng thêm các chế độ về thu nhập, chính sách ưu đãi, chế độ phụ cấp. Cụ thể, các giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia, nhà khoa học uy tín được ưu tiên xem xét bố trí phòng làm việc, hỗ trợ chỗ ở tại nhà công vụ của trường.

Bên cạnh mức thu nhập theo quy định của trường, còn có mức phụ cấp thu hút tăng thêm được áp dụng liên tục trong 24 tháng kể từ ngày nhân sự về công tác tại trường. Theo đó mức phụ cấp như sau: 30 triệu đồng/tháng với giáo sư, 20 triệu đồng/tháng với phó giáo sư và 10 triệu đồng/tháng đối với tiến sĩ. 

Ngoài ra, các chuyên gia và nhà khoa học là nghiên cứu viên, trợ lý nghiên cứu viên cơ hữu của trường được hưởng phụ cấp học hàm, học vị hàng tháng. Cụ thể mức 8 triệu đồng với giáo sư, 6 triệu đồng với phó giáo sư và 3,5 triệu đồng với tiến sĩ.

Trường này còn có chính sách ưu đãi đối với các nhà khoa học của trường có chỉ số trích dẫn cao với mức lên tới 10 triệu đồng mỗi tháng.

Riêng với các nhà khoa học là giảng viên của trường, có đăng ký nghiên cứu, sẽ được hưởng các mức ưu đãi lớn ngoài lương hàng tháng. Theo đó, mức thù lao cho mỗi công bố khoa học lên tới 360 triệu đồng/giảng viên. Đây là mức thù lao cao nhất, áp dụng cho công bố là bài báo WoS ngoại hạng bậc 1.

Trước đó, từ năm 2017, ĐH Kinh tế TP.HCM công bố mức thưởng cho bài báo công bố quốc tế lên tới 200 triệu đồng cho bài báo đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục cơ sở dữ liệu của ISI hoặc Scopus có chỉ số trích dẫn IF lớn hơn 2. Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng từng quy định giảng viên có trình độ giáo sư phải 2 bài báo quốc tế/năm; phó giáo sư 1,5 bài/năm; tiến sĩ 1 bài/năm và thạc sĩ 1 bài/2 năm. Giảng viên có công bố khoa học vượt quy định này được thưởng 1.500 USD/bài báo quốc tế ISI (hơn 30 triệu đồng).

Theo Hà Ánh/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chính thức có hiệu trưởng sau hơn 3 năm khuyết vị trí này. Tân hiệu trưởng 53 tuổi, tốt nghiệp tiến sĩ tại Cộng hòa Czech.
Một bộ có hơn 30 trường đại học và cao đẳng, chưa gồm các viện trường đào tạo khác. Theo phương án sắp xếp tổ chức bộ máy dự kiến, bộ này thực hiện sáp nhập nhiều trường cao đẳng bên trong...
Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu trường học phối hợp với lực lượng công an, chính quyền địa phương tổ chức cho học sinh ký cam kết một số nội dung trong dịp Tết...
Ứng dụng (app) phần mềm kết nối học sinh với nhà trường đang được triển khai sâu rộng. Tuy nhiên, do cách thức triển khai không hợp lí nên phụ huynh “đau ví” mà không hiệu quả...
Các trường THPT tại TP.HCM bắt đầu thăm dò học sinh chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Nhiều giáo viên cho rằng việc chọn môn chính xác sẽ giúp tăng cơ hội trong xét tuyển ĐH...
Trong 2 năm gần đây, nhiều ngành học của Việt Nam được các tổ chức xếp hạng uy tín của thế giới xếp vào tốp 40-100, tốp 500 và tốp 600-700 của thế giới. Đây là kết quả của việc các trường nỗ lực cải tiến chương trình đào tạo, tham gia các tổ chức kiểm định uy tín của thế giới để liên tục cải tiến chất lượng...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Đánh thức nhiệm vụ đào tạo nhân lực điện hạt nhân ở các trường đại học
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tái khởi động lại, đồng nghĩa với việc các trường đại học (ĐH) chính thức “đánh thức” nhiệm vụ đào tạo nhân lực phục vụ dự án đã để “ngủ” một...