Giảng viên bị phạt 5 đến 10 triệu đồng nếu xúc phạm sinh viên

Giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ bị phạt 5 đến 10 triệu đồng nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học.

Theo Nghị định 88 được Chính phủ ban hành ngày 26/10 về mức phạt và bồi thường vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, trong trường hợp kỷ luật người học không đúng quy định; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học (chưa đến mức bị truy cứu hình sự), giảng viên bị phạt 5 đến 10 triệu đồng.

Buộc phải xin lỗi công khai người bị xúc phạm, trừ trường hợp nạn nhân yêu cầu không công khai. Giảng viên nếu kỷ luật sinh viên sai quy định thì phải hủy bỏ quyết định, khôi phục quyền học tập với sinh viên.

Một điểm mới nữa của nghị định này là giảng viên bị phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng nếu tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian được cử đi đào tạo ở nước ngoài hoặc không được tốt nghiệp.

Ngoài ra, nghị định này cũng đưa ra mức phạt khi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học các trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp sẽ phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động tuyển sinh, tổ chức đào tạo trong thời gian bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Ngoài ra, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng khi tư vấn không trung thực, không chính xác về các điều kiện liên quan đến tình trạng kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục nước ngoài; học phí, sinh hoạt phí dự kiến và các loại phí liên quan; điều kiện sinh sống, chính sách làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận du học sinh; những khó khăn, rủi ro và bất trắc có thể gặp phải trong quá trình du học.

Về vi phạm quy định về ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật các trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp, nghị định quy định rõ sẽ phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian được cử đi đào tạo ở nước ngoài hoặc không được cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp.

Phạt từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng việc đi học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật để thực hiện mục đích đi lao động hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật mà không bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghị định mới có hiệu lực từ ngày 12/12.

Theo Đỗ Hợp/TNO

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương cho phép thành lập Trường Đại học Tâm Anh.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 06 sửa đổi một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT, áp dụng từ kỳ thi năm 2023; trong đó điều chỉnh một số quy định liên quan đến nhân sự trong khâu làm đề thi nhằm bịt kẽ hở sai phạm.
Một ĐH Việt Nam có nhóm ngành học được xếp hạng 51-100 thế giới. Nhiều nhóm ngành khác cũng được xếp vị trí cao trong bảng xếp hạng có sự tham gia của gần 1.600 cơ sở giáo dục ĐH thế giới.
Qua điều tra vụ án hình sự, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an phát hiện những kẽ hở trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi tốt nghiệp THPT. Đơn vị này đã có văn bản gửi đến Bộ GD&ĐT
Chiều 17/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhằm lấy ý kiến rộng rãi người dân với nhiều điểm mới. Trong đó, thí sinh học chương trình THPT dự thi 6 môn gồm: 4 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn.
Bộ GD&ĐT cho hay tỷ lệ tuyển sinh giữa các nhóm ngành có sự chênh lệch khá lớn. Nhiều cơ sở đào tạo có tỷ lệ tuyển cao so với chỉ tiêu nhưng cũng không ít trường tuyển sinh rất khó khăn.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi