Gần 1.800 bằng cấp nước ngoài chưa được Bộ GD&ĐT công nhận

Theo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), từ năm 2017 đến nay, có 1.774 bằng cấp nước ngoài chưa được Bộ GD&ĐT công nhận.

Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, từ tháng 1-2017 đến hết tháng 11-2023, Cục Quản lý chất lượng đã nhận được tổng số 37.436 hồ sơ công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp. Trong đó, có 35.662 hồ sơ (95.26%) được công nhận và 1.774 hồ sơ (4.74%) chưa được công nhận.

Hầu hết các văn bằng được công nhận nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn điều kiện theo Thông tư 13 năm 2021 quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Bộ GD&ĐT, 1.774 bằng cấp không đáp ứng được tiêu chuẩn điều kiện công nhận văn bằng với nhiều lý do.

1.774 bằng cấp nước ngoài chưa được Bộ GD&ĐT công nhận. Ảnh minh hoạ

Lý giải vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết lý do bằng cấp không được công nhận vì học viên học trong chương trình liên kết đào tạo (LKĐT) khi chưa được cấp phép hoặc không được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền về giáo dục; chương trình LKĐT không đáp ứng quy định về LKĐT tại Việt Nam; các cơ sở giáo dục liên kết chưa được kiểm định chất lượng, không được phép cấp bằng hoặc không được phép hoạt động tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, văn bằng cấp trong chương trình LKĐT không được cơ quan có thẩm quyền của nước cấp bằng công nhận, chương trình thực hiện không đáp ứng các điều cơ bản của quyết định cho phép như điều kiện đầu vào, số tín chỉ...

Ngoài ra, trong số các văn bằng chưa được công nhận, có nhiều văn bằng cấp cho người học theo hình thức du học toàn phần nhưng cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc chương trình đào tạo không được, chưa được kiểm định, công nhận chất lượng, chưa được phép cấp bằng bởi cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại.

Hoặc văn bằng nước ngoài không được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước cấp bằng công nhận.

Một lý do nữa là văn bằng cấp cho người học theo hình thức từ xa, trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến khi chương trình đào tạo chưa được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo hoặc LKĐT tại Việt Nam khi người học lưu trú và học tập tại Việt Nam.

Theo thống kê hiện nay, các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều hồ sơ đề nghị công nhận bằng cấp nhất là Anh (3.908 văn bằng), Úc (3.662 văn bằng), Trung Quốc (3.754 văn bằng), Mỹ (3.287 văn bằng), Nga (2.878 văn bằng), Pháp (2.324 văn bằng), Nhật Bản (1.927 văn bằng), Hàn Quốc (1.777 văn bằng), Đài Loan (1.355 văn bằng), Thái Lan (1.152) văn bằng.

Hiện, trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Công nhận văn bằng, Cục Quản lý chất lượng có thông tin về các cơ sở giáo dục được công nhận, bảo đảm chất lượng tại các nước mà nhiều học sinh Việt Nam du học để người dân có thể tham khảo lựa chọn trường du học. Nội dung này có dẫn link liên kết của các cơ quan chính thống có thẩm quyền về giáo dục ở nước ngoài đã công khai các cơ sở giáo dục bảo đảm chất lượng.

Theo Minh Trúc/ PLO

Tin cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT đã công bố mẫu và hướng dẫn tô phiếu trả lời trắc nghiệm áp dụng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
"Đi đôi với việc thực hiện chính sách đặc thù về tiền lương thì trong quá trình thi hành luật cần phải có các quy định để nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo", theo đại biểu Quốc hội...
Năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới với nhiều điểm mới. Bên cạnh việc ban hành quy chế, hướng dẫn thi, Bộ GD-ĐT cũng lưu ý những quy định mới liên quan trực tiếp đến thí sinh.
Hơn 1.800 học sinh trong tổng số hơn 3.500 em dự thi đạt các giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố năm học 2024 - 2025...
Bộ GD&ĐT vừa có hướng dẫn một số nội dung tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có lịch thi chi tiết.
Sở GD&ĐT Hà Nội quy định 5 trường hợp được tuyển thẳng lớp 10 THPT năm học 2025-2026. Chậm nhất ngày 23/5, Sở GD&ĐT sẽ công bố danh sách học sinh trúng tuyển diện tuyển thẳng...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Thí sinh lo nguy cơ thất nghiệp vì AI, trăn trở đăng ký ngành nào cho trúng
Trước mùa tuyển sinh 2025, nhiều học sinh lớp 12 lo lắng việc ngành nghề mong muốn theo học liệu có thể bị trí tuệ nhân tạo (AI) thay thế, dẫn đến nguy cơ thất nghiệp trong tương...