Em không biết mình thích gì thì em nên làm gì?

Trưa hôm nọ ăn cơm xong mình ngồi lướt TV xem và tình cờ xem được đoạn chia sẻ hữu ích quá nên phải viết lại ngay đây. Giờ đang dịp mùa thi nên mình nghĩ có lẽ những chia sẻ này sẽ hữu ích cho các bạn học sinh, sinh viên đang đứng giữa những lựa chọn ngành nghề…

Một câu hỏi kinh điển của các bạn học sinh, sinh viên đó là: Em không biết mình thích gì thì em nên làm gì?

Và đây là 4 điều mình thấy rất hữu ích mà anh Lê Đình Hiếu - khách mời trong chương trình Ielts Face Off (phát sóng trên VTV7), chủ đề youth and choice (tuổi trẻ và lựa chọn) có chia sẻ tới các bạn trẻ.

Có thể các em chưa biết mình đam mê cái gì, chưa biết nghề nghiệp mơ ước của mình là gì nhưng hãy đảm bảo các em nắm được 4 điều sau:

1. Make sure that you master what you learn
Nếu em học về gì hãy chắc chắn là rằng em thực sự hiểu về nó. Hãy chắc chắn rằng em nắm vững những gì mình học!!

2. You have to figure out what you can do best with your strength and also with your limitation
Với những thứ em học và nắm vững, em cần tìm ra được em làm điều gì tốt nhất với những thế mạnh và cả những hạn chế của mình.

3. Make choices that are beneficial not only to you but also to the community
Trong số những điều mà em lựa chọn, mình có thể làm cái này, mình có thể làm cái kia. em cần tự vấn bản thân rằng, liệu những gì mình làm có đem lại lợi ích cho những người xung quanh bởi vì em không sống một mình mà sống trong cộng đồng vì thế hãy chọn thứ mà đem lại lợi ích cho cả mọi người nữa

4. Do you smile? Do you want to continue another day just like this? Is that much for you and you don’t find happiness anymore?
Nếu em đã quyết định chọn và thực sự thực hiện nó. Khi trở về nhà sau một ngày dài làm việc, em có mỉm cười không? em có muốn tiếp tục những ngày khác như thế không hay điều đó quá sức với em? em không tìm thấy niềm vui, hạnh phúc trong những việc em làm nữa?

Hãy liên tục suy nghĩ về 4 điều đó hằng ngày, tự hỏi bản thân những câu hỏi đó, coi nó như kim chỉ nam để tiến bước. Khi ta còn trẻ, còn có nhiều sự lựa chọn để vươn xa..Miễn sao em trả lời được 4 câu hỏi trên thật rõ ràng

Và có 3 kĩ năng mềm quan trọng rất cần thiết dù bạn làm bất cứ công việc gì đó là:

1. Self-awareness (Sự tự nhận thức)
Hiểu về bản thân, biết mình có điểm mạnh gì, điểm hạn chế gì - điều này rất quan trọng trong cuộc sống sau này

2. Self-study (Kĩ năng tự học)
Cần biết cách tự học. Kĩ năng tự học là vua của các kĩ năng. Thế giới ngày nay rất rộng mở và bạn có thể học bất cứ điều gì bạn muốn từ internet
Việc bạn biết điều bạn muốn học và cách học nó như thế nào là điều vô cùng quan trọng!

3. Self-discipline (Kỉ luật tự thân)
Thời gian là hữu hạn và vô cùng quý giá. Nếu bạn quyết tâm theo đuổi mục tiêu tốt đẹp hãy kỉ luật bản thân, làm việc thật chăm chỉ, nghiêm khắc với bản thân để hoàn thành được những gì mình đề ra.

Dù hiện tại bạn đang làm công việc gì, hay chưa biết sắp tới mình làm gì hãy cứ suy nghĩ về những câu hỏi trên và rèn luyện cho thật tốt 3 kĩ năng trên và hãy luôn tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Dù bạn chưa biết trước trong tương lai mình sẽ thế nào nhưng hãy luôn tin tưởng rằng nó chắc chắn sẽ luôn tốt hơn hiện tại!!

Theo Nguyễn Bích Phương/ Tramdoc

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ Thông tin (CNTT) đang là ngành học tăng trưởng nóng trong giáo dục đại học (ĐH) thời gian qua. Tuy nhiên, khảo sát gần đây chỉ ra, 70% sinh viên ngành CNTT tốt nghiệp thiếu kĩ năng thực hành.
Các trường cao đẳng và đại học ở California (Mỹ) đang nỗ lực mở rộng và phát triển những khóa học về AI, để đáp ứng nhu cầu sinh viên.
Thời gian qua, hệ thống dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI) đã góp phần đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý và triển khai hoạt động giảng dạy tại các trường học trên địa bàn TPHCM, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi những giải pháp “sát sườn”, tạo ra những chuyển biến đồng bộ.
Điểm mạnh cá nhân có tác động rất lớn đến sự nghiệp của mỗi người. Khi làm việc trong một vai trò phát huy điểm mạnh cá nhân, bạn sẽ có xu hướng trở thành một người xuất sắc trong lĩnh vực của chính mình.
Không chỉ hỗ trợ đơn thuần về vật chất, những học trò vượt khó, vươn lên trong học tập còn được trang bị những kỹ năng mềm cần thiết. Các em cũng được những nhà tài trợ, bảo trợ chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn, định hướng nghề nghiệp để tự tin, vững vàng bước vào cuộc sống.
Nếu không muốn tương lai phải hối hận, có rất nhiều điều bạn cần chú ý trong thời gian học đại học.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.