Dự kiến không tăng học phí năm học 2023 - 2024

Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo về việc sửa đổi Nghị định 81 theo hướng không tăng học phí năm học 2023 - 2024.

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 300/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo đó, sau khi nghe nghe báo cáo của Bộ GD-ĐT và ý kiến của cơ quan liên quan, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GD-ĐT thống nhất với các Bộ để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81về cơ chế thu, quản lý học phí công lập.

Dự thảo sửa đổi theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024. 

Đồng thời, Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các nghiên cứu để đề xuất nghị định mới thay thế Nghị định 81, báo cáo Thủ tướng trong tháng 12.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT ở TP.HCM. Ảnh: Huế Nguyễn

Trong tháng 7, HĐND nhiều tỉnh, thành đã thông qua mức học phí mới trước khi năm học 2023-2024 bắt đầu. Mức học phí này được áp dụng cho bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT và giáo dục thường xuyên.

Mức này căn cứ theo khung học phí năm học 2022-2023 của Chính phủ tại Nghị định 81, dao động 50-650.000 đồng/học sinh/tháng, mỗi năm được điều chỉnh nhưng không được tăng quá 7,5%.

Cụ thể như, tại Vĩnh Phúc, mức học phí 300.000 đồng/tháng được áp dụng chung cho học sinh ba cấp mầm non, tiểu học, THCS tại TP Vĩnh Yên và Phúc Yên. Học sinh vùng nông thôn đóng 100.000 đồng/tháng. Học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi đóng 50.000 đồng/tháng.

Đối với học sinh cấp THPT và giáo dục thường xuyên cấp THPT, học phí là 300.000 đồng/tháng áp dụng cho vùng thành thị; 200.000 đồng/tháng áp dụng cho vùng nông thôn; 100.000 đồng/tháng áp dụng cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Riêng học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc phải đóng mức học phí cao hơn là 360.000 đồng/tháng.

Tại Bắc Ninh, vùng thành thị áp dụng chung một mức 300.000 đồng/tháng với học sinh từ mầm non tới THPT và giáo dục thường xuyên bậc THPT. Tại nông thôn, học sinh mầm non, tiểu học và THCS đóng 100.000 đồng/tháng; học sinh THPT và giáo dục thường xuyên bậc THPT đóng 200.000 đồng/tháng.

Mức học phí này được Bắc Ninh áp dụng cho ba năm học từ 2023-2024 đến 2025-2026.

Bắc Giang thu cao hơn mức sàn một chút, dao động 55.000-320.000 đồng một tháng.

Theo nghị quyết, nếu học trực tuyến, các trường công thu 75-80% học phí theo mức đã ban hành, mức cụ thể khác nhau giữa từng địa phương. Nếu học trực tiếp và trực tuyến trong cùng tháng, hình thức học nào trên 14 ngày thu học phí theo hình thức đó.

Ngoài ra, năm học 2023-2024, Hà Nội, Long An, Bình Thuận, Điện Biên đều áp dụng mức học phí mới theo Nghị định 81.

Theo Hoàng Thanh/Vietnamnet

Tin cùng chuyên mục

Kết luận của Thanh tra Bộ GD&ĐT chỉ ra rằng trong giai đoạn từ tháng 1 đến 9/9/2022, Hội đồng Anh Việt Nam đã liên kết tổ chức thi cấp sai phép chứng chỉ tiếng Anh trên 90 nghìn chứng chỉ.
Nhiều trường THPT TPHCM ghi nhận tỉ lệ 50% học sinh lớp Mười hai có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đủ điều kiện được miễn bài thi ngoại ngữ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Cả nước có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024, trong đó Hà Nội và TP.HCM dẫn đầu về số lượng thí sinh đăng ký dự thi.
Cục Quản lí chất lượng, Bộ GD&ĐT vừa có phản hồi về quyền lợi của thí sinh liên quan đến kết luận trên 56.000 chứng chỉ IELTS do Công ty TNHH Giáo dục IDP (Việt Nam) đã liên kết tổ chức không hợp lệ của thanh tra Bộ.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, 17g ngày 10/5 là hạn cuối cùng thí sinh trên cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Các chứng chỉ IELTS bị cấp sai quy định, khi đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề