Điều chỉnh nguyện vọng tuyển sinh: Những nguyên tắc vàng

Thí sinh trên cả nước bắt đầu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Bộ GD&ĐT và chuyên gia lưu ý về một số nguyên tắc khi điều chỉnh nguyện vọng.

Thí sinh có 1 tuần để lựa chọn lại cơ hội vào đại học (ảnh chụp tại một ngày hội tư vấn tuyển sinh hồi tháng 3). Ảnh: Diệp An

Mỗi thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) trực tuyến tối đa 3 lần. Cổng thông tin tuyển sinh quốc gia sẽ đóng lúc 17 giờ ngày 5/9.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD&ĐT, thống kê các năm qua cho thấy, khi điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT, thí sinh thường gặp các lỗi cơ bản như không làm hết, không đủ quy trình, điều chỉnh xong không lưu... Muốn điều chỉnh khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên, tăng số nguyện vọng ĐKXT, thí sinh bắt buộc phải điều chỉnh trên phiếu theo cách thức do Sở GD&ĐT quy định. Thông tin điều chỉnh ĐKXT được khai trên 2 phiếu. Phiếu số 1 là điểm tiếp nhận lưu, phiếu số 2 thí sinh lưu.

Phần thông tin cá nhân, thí sinh cần ghi chính xác và thống nhất với thông tin trong phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Mục 7, “Đề nghị điều chỉnh chế độ ưu tiên”, nếu thí sinh có sửa “khu vực ưu tiên tuyển sinh” hoặc “đối tượng ưu tiên tuyển sinh” thì đánh dấu X vào ô “đề nghị điều chỉnh chế độ ưu tiên”. Nếu điều chỉnh ưu tiên khu vực thì trong mục “khu vực ưu tiên tuyển sinh”, điền một trong các mã KV1, KV2-NT, KV2 hoặc KV3 tương ứng khu vực ưu tiên của thí sinh được hưởng.

Sau khi thực hiện đúng, đủ quy trình điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến, thí sinh thoát khỏi phần mềm và đăng nhập lại để kiểm tra kết quả đã điều chỉnh.

Với các mục 8, 9, 10, nếu thí sinh tăng thêm nguyện vọng so với ban đầu thì nhập thông tin vào các mục này, đồng thời nộp lệ phí đối với số nguyện vọng tăng thêm cho điểm tiếp nhận. Điểm tiếp nhận sẽ nhập số nguyện vọng tăng thêm lên hệ thống, sau đó thí sinh vào hệ thống để tự ĐKXT trực tuyến.Nếu điều chỉnh ưu tiên đối tượng thì trong mục “đối tượng ưu tiên tuyển sinh”, điền một trong các ký hiệu từ 01 đến 07 tương ứng đối tượng ưu tiên của thí sinh được hưởng. Nếu không thuộc đối tượng ưu tiên thì để trống. Thí sinh phải nộp các minh chứng để được hưởng các chế độ ưu tiên theo quy định.

Thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng ĐKXT, kiểm tra lại thông tin sau khi điểm tiếp nhận hồ sơ sửa sai, bổ sung, không được nhờ người khác làm thay. Khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh ghi đúng mã cơ sở đào tạo, mã ngành, nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của cơ sở đào tạo, nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận.

Quy định riêng của từng trường

Thí sinh phải đọc kỹ đề án tuyển sinh của các trường muốn điều chỉnh nguyện vọng, nhất là đối với các trường đặc thù. Khối trường công an, quân đội yêu cầu bắt buộc thí sinh phải qua sơ tuyển, đăng ký nguyện vọng 1 vào các trường này. Riêng với khối trường công an, thí sinh phải đạt 17,75 điểm/tổ hợp xét tuyển và kết quả mỗi môn thi thành phần từ 5 điểm trở lên.

Đối với các trường quân đội, tương tự năm 2020, Bộ Quốc phòng cho phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trong nhóm trường đã đăng ký theo đúng vùng miền và đối tượng tuyển sinh. Thí sinh đặc biệt lưu ý, chỉ được điều chỉnh trong nhóm trường đã được Bộ Quốc phòng quy định. Ví dụ, đợt đầu thí sinh đã đăng ký nguyện vọng 1 vào Học viện Hậu cần. Nếu muốn đổi nguyện vọng, thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng 1 đến những trường thuộc nhóm 1.

Theo Nghiêm Huê/TPO

Tin cùng chuyên mục

Học sinh lớp 12 trên cả nước có 5 ngày để thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024, từ 24/4 đến hết 28/4.
Thí sinh được Hiệu trưởng giới thiệu để ưu tiên tuyển thẳng vào đại học phải là thuộc nhóm 5 học sinh giỏi, có điểm trung bình cộng 3 năm THPT cao nhất trường.
Ngày 23/4, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Gia Định TP.HCM công bố điểm chuẩn đạt điều kiện trúng tuyển xét tuyển sớm đối với 53 ngành/chuyên ngành trong đợt tháng 4/2024.
Đa số các trường đại học tại TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển từ 600-700 điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, thang điểm tối đa là 1.200.
Năm nay, điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM được sử dụng để xét tuyển vào 105 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ trong cả nước. Thí sinh xét tuyển bằng phương thức này cần lưu ý những quy định khác nhau về điểm sàn, quy định riêng của các trường và các ngành.
Bộ Công an đã có thông báo về phương án đổi mới công tác tuyển sinh văn bằng 2. Theo đó, phương án đổi mới được chia thành 2 giai đoạn: từ năm 2024 - 2025 và từ năm 2026 trở đi.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề