ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ công nhận tín chỉ cho học sinh THPT tài năng vượt trội

Đó là thông tin được PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM công bố tại Hội nghị thường niên năm 2023 của đơn vị này vào sáng 22/12.

PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG-HCM phát biểu tại Hội nghị Thường niên 2023. Ảnh: LÊ HOÀI

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, năm 2023, ĐH Quốc Gia TP.HCM  tiếp tục thực hiện đổi mới quản trị đại học, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh các hoạt động đổi mới sáng tạo, hợp tác quốc tế và hỗ trợ địa phương; giữ vững vị thế trên bản đồ học thuật khu vực và thế giới.

Cũng trong năm này, ĐH Quốc gia TP.HCM là đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng công bố quốc tế trong danh mục cơ sở dữ liệu Scopus (2.494 bài báo, tính đến ngày 18/12/2023) và số lượng giáo sư, phó giáo sư được công nhận (36 thầy cô).

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác chỉ đạo, điều hành, công tác chuyên môn tại ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2023 vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn kéo dài. Đó là công tác kiện toàn nhân sự Ban Giám đốc, công tác chuyển đổi số, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác giải ngân... chưa đạt tiến độ như kỳ vọng.

Năm 2024, ĐH Quốc gia TP.HCM tiếp tục hành trình đổi mới quản trị đại học theo hướng hiện đại, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả và trách nhiệm giải trình; nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, gắn với nhu cầu phát triển của đất nước,…

Trên cơ sở đó, ĐH Quốc gia TP.HCM xác định một số nhiệm vụ trọng tâm. Về quản trị, đơn vị sẽ triển khai đề án “Thu hút, giữ chân và phát triển các nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành công tác tại ĐHQG-HCM”.

Về đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM mở một số chương trình đào tạo mới, liên ngành, liên trường phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước như: Công nghệ bán dẫn - thiết kế vi mạch, công nghệ năng lượng mới, các mô hình tăng trưởng xanh. Tăng số lượng học viên sau đại học và số lượng công bố quốc tế của học viên sau đại học.

Đặc biệt, đơn vị này sẽ triển khai thí điểm một số môn học chung và công nhận tín chỉ cho học sinh THPT có tài năng vượt trội theo phương thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp.

Về khoa học công nghệ, ĐH Quốc gia TP.HCM chủ động đặt hàng một số đề tài, dự án nghiên cứu theo hướng liên ngành, phù hợp với chiến lược phát triển của đơn vị và tiếp tục tăng số lượng công bố quốc tế trong danh mục Scopus.

Đồng thời, phát triển thêm một chương trình hợp tác đào tạo với một đại học tốp đầu thế giới về các lĩnh vực ưu tiên phát triển như AI, công nghệ sinh học, công nghệ bán dẫn – thiết kế vi mạch,…

Việt Sử (Theo VNU-HCM)

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản số 5974/BGDĐT-QLCL về tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025.
Một trường đại học (ĐH) tại TP.HCM thông báo giảng viên bắt buộc phải đi học tiến sĩ. Hết năm thứ 3 chưa thực hiện, giảng viên bị đánh giá lại việc sử dụng viên chức.
Qua thống kê, tại TP.HCM, từ năm học này có gần 10 trường ĐH bắt đầu đào tạo ngành/chuyên ngành thiết kế vi mạch, chủ yếu là ở các trường công lập.
Thống kê đến 31/12/2023 của Bộ GD – ĐT, đối với đào tạo trình độ thạc sĩ, sự tham gia của khối ngoài công lập ngày càng tăng, chiếm 48,7% quy mô đào tạo thạc sĩ luật của cả nước.
Với gần 370 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, Việt Nam có nhiều dư địa để phát triển thành trung tâm giáo dục và nghiên cứu chất lượng cao ở khu vực Đông Nam Á, theo báo cáo mới nhất.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.