Đến năm 2031, có bằng cử nhân mới tìm được ‘việc làm tốt’?

Dù nhiều người đang hoài nghi về giá trị của bằng đại học (ĐH) nhưng báo cáo mới công bố lại cho rằng bằng cử nhân sẽ giúp tăng cơ hội tìm được một 'công việc tốt' trong tương lai.

Trong báo cáo mới công bố ngày 30.7, Trung tâm về giáo dục và lực lượng lao động (CEW thuộc ĐH Georgetown, Mỹ) dự báo đến năm 2031, tiến bộ trong công nghệ sẽ tạo ra hơn 15 triệu “việc làm tốt” ở Mỹ.

Tuy nhiên, 66% “việc làm tốt” sẽ yêu cầu bằng ĐH, trong khi 85% đòi hỏi chứng chỉ (chẳng hạn chứng chỉ hay bằng nghề, đào tạo ngắn hạn) dưới bậc cử nhân, theo báo cáo “Những công việc tốt tương lai: Dự báo đến năm 2031”.

Nhóm chuyên gia CEW định nghĩa "công việc tốt" là công việc có mức lương tối thiểu toàn quốc của Mỹ: 43.000 USD/năm cho người lao động từ 25-44 tuổi và 55.000 USD/năm đối với người lao động từ 45-64 tuổi, theo trang Inside Higher Ed.

Cũng theo báo cáo của CEW, dù người lao động không có bằng cử nhân vẫn tìm được “công việc tốt” trong tương lai, nhưng sẽ chật vật và khó khăn hơn.

Để đưa ra dự báo trên, nhóm chuyên gia CEW phân tích nhiều số liệu, các yếu tố kinh tế vĩ mô, những thay đổi trong cơ cấu nghề nghiệp và xu hướng phân bổ giáo dục trong các ngành nghề để dự báo nhu cầu giáo dục - đào tạo đến năm 2031.

“Qua phân tích nhiều dữ liệu, chúng tôi nhận thấy bằng cử nhân và sau ĐH sẽ chiếm ưu thế, nhưng thị trường đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn ở người lao động”, chuyên gia Artem Gulish, đồng tác giả báo cáo của CEW, cho biết.

Cụ thể, tính đến năm 2031, các nhà nghiên cứu dự đoán 19% "việc làm tốt" sẽ yêu cầu người lao động trải qua đào tạo chuyên môn đặc thù. Đối với người lao động chỉ có bằng tốt nghiệp THPT, cơ hội tìm được công việc tốt dự kiến sẽ giảm từ 19% vào năm 2021 xuống còn 15% vào năm 2031.

Đến năm 2031, có bằng cử nhân mới tìm được ‘việc làm tốt’?

Sinh viên ĐH trong một buổi lễ tốt nghiệp. PEXELS

Chuyên gia Gulish lưu ý, trong tương lai, các công việc lao động chân tay được trả lương cao (như hàn, sửa ống nước và xây dựng) vẫn tiếp tục yêu cầu người lao động trải qua khóa đào tạo chính thức. Trong thập niên 2030, những công việc lao động chân tay vẫn có nhiều, “nhưng chưa chắc là tốt”, theo ông Gulish.

Báo cáo được công bố trong bối cảnh nhiều sinh viên tốt nghiệp ĐH ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới thất nghiệp hoặc phải làm công việc trái ngành, làm công việc chân tay không yêu cầu bằng cử nhân.

Bà Catherine Morris, đồng tác giả báo cáo, nhận xét: "Ngày càng nhiều người hoài nghi về giá trị của bằng ĐH. Tuy nhiên, báo cáo của chúng tôi khẳng định rằng lấy bằng cử nhân sẽ là con đường chủ đạo để có được một công việc tốt vào năm 2031".

Theo Phúc Duy/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Các hoạt động chia sẻ từ các chuyên gia cùng với khu vực triển lãm các gian hàng là nơi quy tụ của các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cung cấp việc làm xanh, kỹ năng xanh cho thanh niên là cơ hội để giới trẻ Việt Nam có được định hướng nghề nghiệp tốt và nắm bắt cơ hội trong quá trình xây dựng nền kinh tế xanh của đất nước.
Kết quả khảo sát tình hình việc làm năm 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM cho thấy, phần lớn sinh viên ĐH này sau khi tốt nghiệp đã chọn làm việc tại TP.HCM.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khi triển khai sẽ cần số lượng lớn nguồn nhân lực. Nhưng hiện nay, các trường đại học trong nước khó có thể đào tạo kịp với nhu cầu thực tế.
Các chuyên gia, ĐBQH cho rằng,dự thảo Luật Nhà giáo cần có những chính sách đột phá cho giáo viên và ưu tiên, khuyến khích người giỏi vào sư phạm.
Theo các chuyên gia, đã đến lúc Việt Nam phải sẵn sàng “mở cửa” đón nhận các “đại bàng” công nghệ vào đầu tư, hợp tác, bằng việc giải quyết bài toán nhân lực thông qua việc thay đổi tư duy đào tạo từ sớm.
Công nghiệp bán dẫn đang được coi là trụ cột quan trọng của nền kinh tế số. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang tích cực mở cửa chính sách, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tham gia phát triển ngành công nghiệp này.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.