Đại học Quốc gia TP.HCM dùng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP để tuyển sinh

Đại học Quốc gia TP.HCM quyết định sử dụng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp tại các trường thành viên.

Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP được dùng trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp. Ảnh: Đào Phương.

Ngày 13/11, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết chứng chỉ tiếng Anh theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (gọi tắt là chứng chỉ VSTEP) chính thức được sử dụng trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp tại các trường thành viên.

Hiện nay, trong hệ thống Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là đơn vị được Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ VSTEP bậc 3-5.

"Thí sinh là cán bộ, giảng viên và sinh viên thuộc các trường thành viên trong hệ thống Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ được giảm lệ phí khi đăng ký tham dự kỳ thi tiếng Anh VSTEP bậc 3-5 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn", thông báo nêu.

Trước đó, Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng thông báo sử dụng VSTEP để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đại học. Như vậy, tại Việt Nam đã có 2 trường đại học sử dụng chứng chỉ tiếng Anh này cho quá trình tuyển sinh.

VSTEP là từ viết tắt của tiếng Anh Vietnamese Standardized Test of English Proficiency. Đây là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, tương đương với trình độ A1, A2, B1, B2, C1,C2. Chứng chỉ VSTEP do các trường ủy quyền của Bộ GD&ĐT cấp.

Danh sách 25 đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm:

1. Đại học Sư phạm TP.HCM

2. Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

3. Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

4. Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

5. Đại học Thái Nguyên

6. Đại học Cần Thơ

7. Đại học Hà Nội

8. Đại học Sư phạm Hà Nội

9. Đại học Vinh

10. Học viện An ninh Nhân dân

11. Đại học Sài Gòn

12. Đại học Ngân hàng TP.HCM

13. Đại học Trà Vinh

14. Đại học Văn Lang

15. Đại học Quy Nhơn

16. Đại học Tây Nguyên

17. Đại học Công nghiệp TP.HCM

18. Học viện Báo chí và Tuyên truyền

19. Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

20. Học viện Khoa học quân sự

21. Đại học Thương mại

22. Học viện Cảnh sát nhân dân

23. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM

24. Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM

25. Đại học Bách khoa Hà Nội.

Theo Hoài Anh / VTC News

 

Tin cùng chuyên mục

PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định năm 2024, Đại học này sẽ công bố Đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh trong định hướng ôn tập, lựa chọn ngành/nghề vào học.
Năm 2024, dù cách thức tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH cơ bản giữ ổn định nhưng vẫn có nhiều điểm mới thí sinh cần lưu ý. Đáng chú ý là việc mở thêm các ngành đào tạo mới thích ứng với nhu cầu xã hội.
“Với phương thức thi 2+2, quan niệm về khối thi truyền thống không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì chắc sẽ phải chọn các tổ hợp khác”- GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nói.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT),
Bộ GD-ĐT đã công bố phương án chính thức về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn được lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Hôm qua, Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, (chương trình giáo dục phổ thông 2018). Đại diện các trường đại học (ĐH) khẳng định những thay đổi của kì thi tốt nghiệp không ảnh hưởng đến tuyển sinh. Vì hiện nay các trường đều đa dạng hóa các phương thức xét tuyển.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề