Đại học Đà Nẵng công bố 4 phương thức tuyển sinh năm 2024

Năm 2024, Đại học Đà Nẵng tuyển sinh theo 4 phương thức, dự kiến giữ ổn định như năm trước với gần 15.000 chỉ tiêu.

Ngày 2/1, Đại học Đà Nẵng cho biết, năm 2023, ĐH Đà Nẵng tuyển 14.732 tân sinh viên, nhiều ngành có điểm xét tuyển thuộc top đầu của cả nước.

Năm 2024, ĐH Đà Nẵng giữ ổn định chỉ tiêu như năm trước và tiếp tục lựa chọn xét tuyển theo 4 phương thức.

Cụ thể, các phương thức tuyển sinh của ĐH Đà Nẵng gồm: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2024; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT; Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức; Xét tuyển theo Đề án tuyển sinh riêng của các trường.

Tùy vào đặc điểm đào tạo của ngành thuộc các trường, đơn vị thành viên của Đại học Đà Nẵng mà phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bố chỉ tiêu giữa các phương thức sẽ khác nhau, phù hợp theo từng cơ sở giáo dục đó.

ĐH Đà Nẵng gồm 9 trường ĐH thành viên và đơn vị đào tạo trực thuộc đó là: Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Bách Khoa, Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt- Anh, Khoa Y- Dược.

Hiện tại, 2 trường ĐH thành viên đã công bố phương thức cũng như chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024.

Trường ĐH Bách Khoa, ĐH Đà Nẵng

Trường ĐH Bách Khoa (DDK) dự kiến tuyển sinh 3.500 chỉ tiêu năm 2024 với 6 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển thẳng; tuyển sinh riêng, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả học bạ, xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, xét kết quả thi đánh giá tư duy do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức.

Năm nay, trường mở mới 1 chuyên ngành đó là ngành Điện tử viễn thông, Chuyên ngành Vi điện tử- Thiết kế vi mạch.

Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn, ĐH Đà Nẵng

Năm 2024, Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (VKU) tuyển sinh 1.500 chỉ tiêu cho 3 lĩnh vực gồm Máy tính và Công nghệ Thông tin (960 chỉ tiêu); Kinh doanh và Quản lý (460 chỉ tiêu); Báo chí và Truyền thông (80 chỉ tiêu) với 5 phương thức xét tuyển gồm: xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, xét học bạ, xét theo kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và xét tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh của trường.

Năm nay, trường tuyển sinh mới với 4 mã ngành/chuyên ngành đào tạo gồm Thiết kế vi mạch bán dẫn, Marketing, Công nghệ truyền thông, An toàn thông tin.

Đặc biệt đối với thí sinh trúng tuyển chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn có điểm xét tuyển cao từ 24-27 điểm sẽ được hỗ trợ học phí từ 50-100% trong 2 kỳ học đầu tiên.

Theo Diệu Thùy/ Vietnamnet

Tin cùng chuyên mục

Trong số 15 ngành sư phạm của Trường ĐH Sài Gòn, chỉ có 3 ngành giữ nguyên chỉ tiêu, 12 ngành còn lại điều chỉnh theo hướng giảm chỉ tiêu so với công bố trước đó.
Nếu thí sinh thực sự mong muốn theo học các trường khối công an, thí sinh phải đăng ký đó là nguyện vọng 1 trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024 của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2: Đào tạo Đại học: 15,0 điểm; Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Điểm sàn chỉ với mức 15 điểm cùng nhiều gói học bổng hấp dẫn đang là “điểm nhấn” của các trường đại học tốp dưới nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh trong cuộc chạy đua tuyển sinh năm nay.
Các trường ĐH đồng loạt công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mức điểm nhận hồ sơ được ghi nhận ở các trường hiện dao động từ 15 - 24 điểm. Liệu có ngành nào điểm chuẩn trúng tuyển sẽ bằng với mức điểm nhận hồ sơ?
Hàng loạt ngành học ở nhiều trường đại học tại TP.HCM lấy điểm sàn chỉ từ 15, theo tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề