Đại biểu Quốc hội phải sâu sát hơn nữa với nhân dân

Ngày 12-1, đoàn đi biu Quc hi (ĐBQH) TP.HCM đã t chc hp mt K nim 75 năm Ngày tng tuyn c đu tiên bu QH Vit Nam (ngày 6-1-1946/ 6-1-2021).


Các đi biu Quc hi chia s v vai trò, trách nhim ca đi biu Quc hi

Gn dân s x lý đưc các bc xúc

Tại buổi họp mặt, các ĐB đã và đang làm ĐBQH chia sẻ, làm ĐBQH là điều may mắn, vinh dự lớn cho bản thân, gia đình, cơ quan. Đặc biệt, vừa làm chuyên môn, vừa làm ĐBQH sẽ hỗ trợ cho nhau rất nhiều.

Là ĐBQH khóa 7, GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam - chia sẻ may mắn được đi thăm nhiều địa phương từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu vùng xa; từ đó thấy được cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có những đề xuất chính sách. Kỷ niệm đáng nhớ là những lần thăm cuộc sống đồng bào thiểu số, thấy được tỉ lệ tử vong bà mẹ và sơ sinh rất cao, gấp 10, 20 lần vùng đồng bằng. Sau báo cáo, đề xuất thì nhiều cán bộ nữ đỡ đẻ được đào tạo, hỗ trợ thêm cho chị em phụ nữ vùng sâu, vùng xa khiến bản thân cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Tận mắt nhìn thấy những thiệt thòi, khổ đau của phụ nữ hiếm muộn, bản thân và một số ĐBQH đã kịp thời đề xuất QH, Bộ Y tế, TP.HCM ủng hộ khởi đầu chương trình thụ tinh hiếm muộn cho người dân.

Từng là ĐBQH khóa 9, 11, 12, bà Phạm Phương Thảo - nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM - cho biết, bản thân tâm đắc nhất là học cách gần dân và biết vì lợi ích của dân thì sẽ có ích cho công việc, hành xử của ĐBQH.

“Làm ĐBQH chính là thực hiện trách nhiệm lớn đối với nhân dân vì QH là cơ quan đại diện cao nhất, thể hiện quyền cao nhất. Nếu biết cách gần người dân, tăng cường hoạt động lắng nghe, đối thoại, tương tác với nhân dân thì sẽ xử lý được các bức xúc, các vấn đề tầm địa phương, thậm chí tầm cả nước”, bà Thảo nói.

10 năm tham gia ĐBQH (khóa 13, 14), PGS.TS Trần Hoàng Ngân vui mừng vì được tham gia đóng góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển chung của đất nước. Hiện kinh tế TP nói riêng, cả nước nói chung đang không ngừng phát triển. Kinh tế vĩ mô ổn định, nợ công kéo giảm, lạm phát kiểm soát…

QH khóa 14 sắp kết thúc, điều khiến ông trăn trở đó là có những kiến nghị cử tri chưa được giải quyết. QH khóa 13, 14 đã thông qua 180 bộ luật và luật góp phần cho hệ thống luật đầy đủ hơn nhưng ông nhìn nhận chưa đồng bộ, còn xung đột. Vì thế, ĐBQH mong muốn giải quyết gửi gắm của cư tri nhưng chưa đáp ứng được mong đợi, nhất là trong các quy hoạch, dự án treo lâu năm.

“Nếu may mắn được tiếp tục làm ĐBQH, tôi sẽ tiếp tục cống hiến, cố gắng hoàn thiện hơn hệ thống luật pháp, đặc biệt hệ thống thể chế kinh tế thị trường của chúng ta”, ông Ngân bày tỏ.

Đi biu Quc hi phi tăng cưng tiếp dân

Tham dự, phát biểu tại buổi họp mặt, ông Trần Lưu Quang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM - cho biết, 75 năm trôi qua, kể từ ngày 6-1-1946 đến nay, 14 nhiệm kỳ, QH Việt Nam luôn luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc, gắn bó máu thịt với nhân dân, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Cùng đóng góp vào thành quả chung của QH cả nước còn có tâm sức của nhiều thế hệ ĐBQH TP.HCM. Đoàn ĐBQH TP.HCM từ khóa 6 đến nay đã luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, cùng chính quyền và nhân dân TP phát huy truyền thống anh hùng, vượt qua biết bao khó khăn thử thách, đi đầu trong đổi mới tư duy, giành được những thành tựu quan trọng, để không phụ lòng tin yêu, tín nhiệm của đồng bào cử tri TP và sự quan tâm của Thành ủy, Đảng bộ TP.HCM.

Các vị ĐBQH TP qua các thời kỳ đã hoạt động rất tích cực, trách nhiệm, làm tốt chức năng của người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân TP. Trong nhiệm kỳ QH khóa 14, đoàn ĐBQH TP đã tổ chức 112 hội nghị, hội thảo lấy ý kiến xây dựng luật; tổ chức 347 cuộc tiếp xúc cử tri; tổ chức 32 nội dung giám sát, khảo sát; tham gia 49 đoàn giám sát, khảo sát của Ủy ban Thường vụ QH, các ủy ban của QH về làm việc tại TP.HCM. Đồng thời tổ chức 185 buổi tiếp công dân; thực hiện tiếp nhận, chuyển, đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết 4.066 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định pháp luật.

Dấu ấn của nhiệm kỳ qua là đoàn ĐBQH TP kiến nghị, đề xuất Chính phủ trình QH thông qua Nghị quyết số 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Nghị quyết 131 về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM và Nghị quyết số 1111 của Ủy ban Thường vụ QH về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM. Việc thông qua 2 nghị quyết này đã tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các quy định đặc thù về phân cấp quản lý, chính sách tài chính để làm cho bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả cao hơn.

Tự hào truyền thống QH Việt Nam qua 75 năm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho rằng, đoàn ĐBQH TP sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, hoàn thành ngày càng tốt hơn chức trách, nhiệm vụ theo luật định, xứng đáng là ĐB nhân dân.

Mỗi ĐBQH TP sẽ luôn kề vai sát cánh cùng với chính quyền TP làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình. Đó là tăng cường tiếp công dân, không ngừng đổi mới công tác tiếp xúc cử tri sao cho thiết thực hơn, sâu sát hơn, lắng nghe, tiếp thu nguyện vọng của người dân; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xây dựng pháp luật, giám sát, nắm bắt thực tiễn phong phú của TP để góp tiếng nói vào ý chí chung của QH cả nước.

Bài, ảnh: Minh Phương

 

Tin cùng chuyên mục

Hơn 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ và nghiên cứu sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới tham gia “Trường học Việt Nam về quan sát trái đất lần thứ 4”
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, chính đáng và Bộ GD&ĐT ra quy định để quản lý những việc đó. Tức là việc học thêm, nếu có, không phải nhằm mục tiêu để đạt được yêu cầu của chương trình. Do đó, việc học thêm là sự tự nguyện của người dân.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, nguồn nhân lực sẽ là một thách thức lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Công nghiệp TP.HCM (KNN-IUH) vừa hoàn thành chương trình đào tạo ngắn hạn tại trường Cao đẳng Humber ở thành phố Toronto,
Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP.HCM có thông tin định hướng phát triển hạ tầng giáo dục ĐH và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm 2040,
Có 2 lĩnh vực đào tạo chỉ đạt tỷ lệ dưới 1% tổng số thí sinh trúng tuyển, thấp hơn rất nhiều lần so với các lĩnh vực tốp đầu như kinh doanh và quản lý (khoảng 24%), máy tính và công nghệ thông tin (khoảng 11%).
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.