Cử nhân là gì? Lí do bằng cử nhân là giấc mơ của các bạn trẻ

Cử nhân là một thuật ngữ hết sức quen thuộc đối với bất cứ ai trong chúng ta và tin chắc rằng, sở hữu một tấm bằng cử nhân chính là giấc mơ của rất nhiều người trẻ trong xã hội hiện đại. Vậy, cử nhân là gì? Tại sao người ta lại nỗ lực nhiều đến thế vì một tấm bằng cử nhân? Đáp án sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Cử nhân là gì?

Cử nhân (tiếng Anh là Bachelor) có thể được hiểu theo 2 cách.

“Cử nhân là thuật ngữ chỉ những người đã tốt nghiệp và được cấp bằng đại học. Cử nhân còn là thuật ngữ chỉ học vị hoặc bằng cấp của những người đã hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp bậc đại học.”

Để trở thành một cử nhân, sinh viên cần dành ra ít nhất 4 năm để hoàn thành chương trình học của bậc đại học và đáp ứng các tiêu chuẩn đầu ra (chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ…) để đủ điều kiện tốt nghiệp đại học và được cấp bằng cử nhân.

Thời gian học cụ thể sẽ có sự chênh lệch nhất định giữa các trường học và chuyên ngành học (ví dụ với trường Y, sinh viên phải mất ít nhất 6 năm để hoàn thành chương trình học) cũng như thời gian hoàn thành chương trình học của từng sinh viên (những sinh viên đăng ký học kỳ hè có thể tốt nghiệp đại học chỉ sau 3 năm rưỡi).

Bằng cử nhân là gì?

Bằng cử nhân (Tiếng Anh là Bachelor’s Degree) là bằng cấp do cơ sở giáo dục đại học cấp cho những người đã hoàn thành chương trình đào tạo của mình và đủ điền kiện tốt nghiệp đại học. Do đó, có thể hiểu rằng bằng cử nhân và bằng đại học về bản chất là hoàn toàn giống nhau.

Tại Việt Nam, bằng cử nhân sẽ được cấp cho sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành khoa học xã hội (văn học, nghệ thuật, tâm lý, nhân văn, lịch sử, khảo cổ, nhân học, dân tộc học, truyền thông, ngoại ngữ…), khoa học tự nhiên (y khoa, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, các ngành khoa học ứng dụng…) và một số ngành khác.

Điểm khác biệt giữa bằng kỹ sư và bằng cử nhân là gì?

Về chương trình đào tạo

Cử nhân:Là học vị, chức danh của những người tốt nghiệp đại học các nhóm ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Các nhóm ngành được đào tạo thường thiên về việc nghiên cứu, học thuật. Sinh viên trước khi được cấp bằng cử nhân phải trải qua thời gian thực tập tại các phòng làm việc của các đơn vị chuyên môn tương ứng với ngành học.

Kỹ sư: Là học vị, chức danh của những người tốt nghiệp đại học các chuyên ngành về kỹ thuật. Kỹ sư làm việc trong các lĩnh vực về kỹ thuật, phát minh, sáng chế, xây dựng, thử nghiệm các loại máy móc… Sinh viên trước khi được cấp bằng kỹ sư phải trải qua thời gian thực tập tại các đơn vị như công xưởng, nhà máy, các công ty chuyên về sản xuất…

Thời gian đào tạo

Cử nhân: thường là 4 năm

Kỹ sư: thường là 5 năm

Cơ hội làm việc tại nước ngoài

Cử nhân: Được đánh giá là sau khi tốt nghiệp ít có cơ hội việc làm tại nước ngoài hơn so với nhóm ngành kỹ sư. Tuy nhiên, nhận định này chỉ mang tính chất tương đối.

Kỹ sư: Có nhiều cơ hội việc làm tại các nước “khát” nhân lực tay nghề cao với mức lương hấp dẫn ngay sau khi tốt nghiệp.

Lợi ích của việc sở hữu bằng cử nhân là gì?

Sở hữu một tấm bằng cử nhân là giấc mơ của đại đa số người trẻ. Vì lẽ đó mà chúng ta nỗ lực học tập trên ghế nhà trường với mong muốn đạt thành tích cao trong kỳ thi đại học – một trong những kỳ thi quan trọng nhất của đời người. Vậy lợi ích của việc sở hữu tấm bằng cử nhân là gì mà ai cũng ra sức theo đuổi?

Xây dựng nền tảng kiến thức về một lĩnh vực/ ngành nghề nhất định

Nền tảng tri thức sẽ thay đổi cả một con người về hành vi, lời nói, ứng xử,… và nền tảng này có được là nhờ quá trình học tập để sở hữu tấm bằng cử nhân của bạn.

Mang đến những cơ hội việc làm

Khi được cấp bằng cử nhân đồng nghĩa với việc bạn chính thức có một cái nghề trong tay và điều đó được cả nước công nhận. Không chỉ có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn, công việc đỡ nặng nhọc hơn, những người sở hữu tấm bằng cử nhân trong tay cũng dễ dàng thỏa thuận được mức lương cao hơn nhiều so với những lao động phổ thông.

Tiền đề để thăng tiến và tạo dựng địa vị trong tương lai

Người học vấn càng cao thì khả năng thăng tiến trong sự nghiệp sẽ càng rộng mở, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước – nơi rất chú trọng bằng cấp. Hiển nhiên, càng thăng tiến đến một cấp độ cao hơn thì địa vị và tiếng nói của bạn trong xã hội cũng sẽ lớn hơn, có trọng lượng hơn.

Điều kiện cần có để theo học nâng cao và chuyên sâu hơn

Muốn theo đuổi những học vị cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ,… điều kiện tiên quyết là bạn phải có tấm bằng cử nhân. Bằng cử nhân có thể hiểu là cái gốc để phát triển con đường học vấn trong tương lai của bạn.

Được coi trọng hơn

Điều này nói ra có vẻ khó nghe, khó tiếp nhận nhưng sự thật là những người học cao luôn được xã hội coi trọng hơn so với những người ít học. Có thể nói, tấm bằng cử nhân chính là “mặt mũi”, là thể diện của những ai sở hữu nó. Đương nhiên, học vị càng cao thì càng được coi trọng nên nếu đam mê và thực sự mong muốn sự nghiệp học hành bạn có thể tiếp tục theo học các cấp học cao hơn.

Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về khái niệm cử nhân và tấm bằng cử nhân. Tin rằng qua bài viết bạn đã hiểu cử nhân là gì, giá trị của tấm bằng cử nhân là như thế nào và tại sao bằng cử nhân lại là giấc mơ của rất nhiều người trẻ? Mặc dù đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng mong rằng mỗi chúng ta đều sẽ nỗ lực để theo đuổi con đường học vấn và xây dựng nền tảng tri thức cho bản thân mình.

Theo Trang Đoàn/ CareerLink

Tin cùng chuyên mục

Điểm sàn là gì? Điểm sàn và điểm chuẩn có gì khác nhau? nếu chỉ đạt điểm sàn, có chắc sẽ đậu đại học?... là những câu hỏi mà nhiều thí sinh đang thắc mắc trong giai đoạn cân nhắc đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH – CĐ năm 2024.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, từ hôm nay 18/7 cho đến 17h ngày 30/7, thí sinh phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học lên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Mỗi thí sinh có 13 ngày để đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần trên hệ thống của Bộ.
Nội dung này được đại diện các trường đại học nêu ra tại Chương trình Tư vấn xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2024 “Cùng bạn quyết định tương lai” do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP.HCM – VTV9 và Trang tin điện tử tuyensinhhuongnghiep.vn thực hiện.
Đây là quan tâm của nhiều học sinh tỉnh Tiền Giang trong chương trình tư vấn, xét tuyển ĐH-CĐ 2024 “Cùng bạn quyết định tương lai” diễn ra tại tỉnh Tiền Giang. Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Đài phát thanh và Truyền hình Tiền Giang, Trang thông tin tuyensinhhuongnghiep.vn thực hiện với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.
Với nhiều phương thức xét tuyển, thí sinh muốn trúng tuyển vào đại học không khó. Tuy nhiên các em phải nắm được nguyên tắc chọn nguyện vọng và ngành học phù hợp.
Đây là lưu ý của các chuyên gia trong chương trình tư vấn, xét tuyển ĐH-CĐ 2024 “Cùng bạn quyết định tương lai” diễn ra tại tỉnh Đồng Nai mới đây. Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Đài phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, Trang thông tin tuyensinhhuongnghiep.vn thực hiện với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề