Con gái học khối C nên chọn ngành nào để gia tăng cơ hội xin việc?

Khối C (Văn, Sử, Địa) là một trong những khối ngành truyền thống nhất. Đa số đây là khối thế mạnh của các bạn nữ. Vậy con gái khối C nên thi ngành gì để dễ xin việc trong tương lai?
Con gái học khối C nên chọn ngành nào để gia tăng cơ hội xin việc? (Ảnh: Internet)

1. Ngành báo chí

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, sinh viên chuyên ngành Báo chí có nhiều cơ hội việc làm. Tùy vào từng vị trí công việc, bạn sẽ có mức lương khác nhau. Có những vị trí mức lương khởi điểm rơi vào khoảng 5 - 9 triệu đồng/tháng.

Bạn cần phải có một nền tảng kiến thức vững chắc từ học vấn đến văn hóa. Không những vậy, người làm báo chí, truyền thông phải nhanh nhẹn về tư duy, suy nghĩ cũng như có kỹ năng viết lách tốt, mạnh dạn trong giao tiếp và phỏng vấn. Cùng đó là khả năng biên soạn, biên tập các bài báo, tạp chí….

Không dừng lại ở đó, muốn đi theo nghề này bạn phải cực kỳ chủ động, năng động và có tinh thần tự học hỏi cao.

Một số trường đào tạo ngành Báo chí: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Văn hóa Hà Nội, trường Đại học Khoa học (Đại học Huế), trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM),...

2. Ngành văn hóa, du lịch

Du lịch là một ngành có khả năng phát triển rất tốt, nhất là khi đời sống nâng cao, nhu cầu du lịch trong và ngoài nước đều rất phát triển. Khi theo học du lịch, các bạn nữ có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch nếu như thích bay nhảy, khám phá. Còn nếu không thì bạn có thể làm người phụ trách điều hành tour hay các vị trí văn phòng khác tại các công ty du lịch hiện nay.

Quan trọng nhất, khi làm nghề này bạn cần phải có vốn ngoại ngữ tốt.

Một số trường đào tạo ngành văn hóa, du lịch: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM, Đại học Văn Hóa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Văn hóa Tp.HCM,...

3. Ngành Luật

Ngành Luật được chia thành nhiều chuyên ngành với khối lượng kiến thức khác nhau: Luật thương mại, Luật dân sự, Luật hành chính, Luật Quốc tế, Luật hình sự.

Nghề luật đòi hỏi người hành nghề phải có sức khỏe, khả năng giao tiếp, tâm lý ổn định và giỏi về lý luận.

Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ đảm nhận những vị trí công việc như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên hoặc làm trong bộ phận pháp chế doanh nghiệp kiểm soát hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp. Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học. Học luật ra có mức lương bình quân trên 15 triệu đồng/tháng.

Một số trường đại học nổi tiếng đào tạo nhóm ngành luật: trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Học viện Tòa án, trường Đại học Luật (Đại học Huế), Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), trường Đại học Luật TP.HCM,...

4. Ngành Sư phạm

Hiện nay, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên ngành Sư phạm để thu hút thí sinh đăng ký theo học ngành này.

Sinh viên ngành Sư phạm sau khi ra trường có cơ hội việc làm rộng mở. Nếu không lựa chọn giảng dạy tại các cơ sở công lập, bạn cũng có thể xin vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục tư nhân hay làm cán bộ quản lý giáo dục từ cấp địa phương cho đến trung ương.

Một số trường đại học đào tạo nhóm ngành Sư phạm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Giáo dục (Đại Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Vinh, trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế), trường Đại học Cần Thơ,...

5. Ngành Tâm lý học

Tâm lý học là một chuyên ngành mới tại Việt Nam, tuy nhiên, ở các quốc gia khác trên thế giới thì lại khá phổ biến.

Hiện nay, các vấn đề về tâm lý ở trẻ vị thành niên được chú trọng hơn rất nhiều, vì thế mà các việc làm liên quan đến tâm lý học cũng được chú ý nhiều hơn.
Sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau như: Điều trị tâm lý, tham vấn tâm lý học đường, nghiên cứu tâm lý, giảng viên.

Thông thường, mức lương của ngành ngày doa động từ 8 - 18 triệu đồng/tháng đối với những người có từ 1 đến 2 năm kinh nghiệm.

Một số trường đào tạo ngành Tâm lý học: trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Sư phạm TP.HCM, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Công nghệ TP.HCM,...

Theo Phương Thảo - TH/ Nhân lực nhân tài Việt

Tin cùng chuyên mục

Điểm sàn là gì? Điểm sàn và điểm chuẩn có gì khác nhau? nếu chỉ đạt điểm sàn, có chắc sẽ đậu đại học?... là những câu hỏi mà nhiều thí sinh đang thắc mắc trong giai đoạn cân nhắc đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH – CĐ năm 2024.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, từ hôm nay 18/7 cho đến 17h ngày 30/7, thí sinh phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học lên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Mỗi thí sinh có 13 ngày để đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần trên hệ thống của Bộ.
Nội dung này được đại diện các trường đại học nêu ra tại Chương trình Tư vấn xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2024 “Cùng bạn quyết định tương lai” do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP.HCM – VTV9 và Trang tin điện tử tuyensinhhuongnghiep.vn thực hiện.
Đây là quan tâm của nhiều học sinh tỉnh Tiền Giang trong chương trình tư vấn, xét tuyển ĐH-CĐ 2024 “Cùng bạn quyết định tương lai” diễn ra tại tỉnh Tiền Giang. Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Đài phát thanh và Truyền hình Tiền Giang, Trang thông tin tuyensinhhuongnghiep.vn thực hiện với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.
Với nhiều phương thức xét tuyển, thí sinh muốn trúng tuyển vào đại học không khó. Tuy nhiên các em phải nắm được nguyên tắc chọn nguyện vọng và ngành học phù hợp.
Đây là lưu ý của các chuyên gia trong chương trình tư vấn, xét tuyển ĐH-CĐ 2024 “Cùng bạn quyết định tương lai” diễn ra tại tỉnh Đồng Nai mới đây. Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Đài phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, Trang thông tin tuyensinhhuongnghiep.vn thực hiện với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề