Có cần học ĐH không nếu ra trường thất nghiệp?: Chia sẻ từ một giảng viên

'Có cần học ĐH không khi tốt nghiệp cũng thất nghiệp?' là câu hỏi được nhiều học sinh đặt ra trong các chương trình tư vấn tuyển sinh gần đây.

Không dễ để có câu trả lời đúng cho tất cả bởi mỗi học sinh có năng lực học tập, tài chính, định hướng nghề nghiệp hoàn toàn khác nhau. Đối với những em có đủ khả năng thì tốt nghiệp ĐH sẽ mở ra cánh cửa thuận lợi để đến thành công. Trong khi đó, không ít những bạn trẻ khác, học ĐH lại là một hành trình quá sức.

Là một giảng viên ĐH, tôi đã chứng kiến những câu chuyện đầy tiếc nuối của các sinh viên vì lý do nào đó mà dở dang việc học nên phải quay lại để có thể tốt nghiệp. Tôi xin kể 2 câu chuyện cụ thể:

Được xem xét vào vị trí quản lý nhưng thiếu bằng ĐH

Trong một lần làm nhiệm vụ giám sát thi kết thúc học kỳ, tôi có tình huống bất ngờ cần xử lý.

Cụ thể, một sinh viên làm xong muốn nộp bài nhưng lại không có tên trong danh sách. Lý do là sinh viên đến muộn nên giám thị chỉ kiểm tra thẻ và cho vào phòng thi mà không kiểm tra danh sách. Đến lúc sinh viên lên nộp bài thì giám thị mới phát hiện ra sinh viên vào nhầm phòng, tên nằm trong danh sách phòng khác.

Vì cùng một buổi thi ngày hôm đó có nhiều phòng thi cùng môn nên dù vào nhầm phòng nhưng sinh viên chuyên ngành thú y vẫn làm đúng môn thi.

Sau đó, sinh viên này kể với tôi rằng đã đi làm thêm từ rất sớm. Từ năm thứ 3 ĐH, công việc làm thêm ở trại mang lại cho sinh viên thu nhập khá cao nhưng đi kèm với đó là tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học.

Với khoản thu nhập hấp dẫn dù chưa có bằng ĐH, sinh viên quyết định nghỉ học để đi làm. Sau một thời gian làm việc, lãnh đạo thấy năng lực của bạn tốt nên muốn cất nhắc vào một vị trí quản lý. Đến lúc này thì bằng cấp lại là điều kiện không thể thiếu. Vì vậy, công ty tạo điều kiện để sinh viên có thể vừa đi làm vừa đi học. Thế là, sinh viên quay lại trường để tiếp tục quá trình học hành mà trước đó chính bạn cảm thấy không cần thiết.

Dù được công ty tạo điều kiện để vừa học vừa làm nhưng sinh viên không có đủ thời gian để đi học đều đặn nên mới xảy ra chuyện đi thi muộn, vào nhầm phòng thi. Tôi hỏi sinh viên: "Em có thấy tiếc vì giá như ngày trước cố gắng học để tốt nghiệp, có bằng ĐH rồi mới đi làm thì bây giờ đỡ mệt hơn không?". Sinh viên này chỉ cười mà không nói gì.

Đối với những sinh viên có đủ khả năng thì tốt nghiệp ĐH sẽ mở ra cánh cửa thuận lợi để đến thành công. MỸ QUYÊN

Nghỉ học lấy chồng, sinh con, thấy bạn bè đi làm mới tiếc và quay lại học tiếp

Trong một trường hợp khác, tôi đã gọi điện thoại động viên một nữ sinh viên tiếp tục hoàn thành việc học sau khi bạn này nhận được quyết định cảnh báo kết quả học tập.

Sau khi con được một tuổi, nữ sinh viên gọi điện cho tôi, bày tỏ nguyện vọng muốn được đi học lại. Bạn tâm sự rằng có cơ hội việc làm ở xã nhưng lại thiếu bằng ĐH. "Giờ em mới thấy lời khuyên của cô ngày trước là đúng. Nhưng em đã bị buộc thôi học rồi thì giờ có quay lại được không?", nữ sinh viên nói.

Và tôi đã hướng dẫn nữ sinh viên làm các thủ tục giấy tờ cần thiết, cuối cùng nhà trường đồng ý để bạn được tiếp tục việc học. Sau một thời gian nỗ lực, nữ sinh viên hoàn thành chương trình ĐH và chỉ còn cần chứng chỉ ngoại ngữ B1 là được xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, chứng chỉ ngoại ngữ B1 lại là cửa ải vô cùng khó khăn với nhiều sinh viên, nhất là nữ sinh viên vừa học vừa làm mẹ bỉm sữa.

Từ câu chuyên kể trên, tôi nghĩ rằng, nếu sinh viên đã quyết đi học ĐH thì hãy học thật tốt, còn nếu không thì hãy mạnh dạn tìm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp THPT, đừng nên vật vờ ở trường ĐH để "học nữa, học mãi" mà không chịu tốt nghiệp.

Theo Như Bình/TNO

 

Tin cùng chuyên mục

Tại chương trình “Đối thoại với gen Z: Tự do chọn ngành hay ba mẹ quyết định” diễn ra ở Trường THPT Vĩnh Lộc B (TP.HCM) mới đây, TS. tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu khuyên rằng, việc chọn ngành cần dựa vào 3 tiêu chí.
Đừng bao giờ học vì bằng cấp để rồi mong kiếm được việc nhờ mảnh giấy nhỏ đó. Cái vô giá chính là những gì bạn thật sự sở hữu trong trí óc và tay nghề. Đừng bao giờ gói gọn và tự thu hẹp lại tầm nhìn trong một lĩnh vực nào cả! Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp, trong đó có nguyên nhân chính là không phù hợp công việc, dù là có bằng cấp.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 đến gần cũng là lúc các phụ huynh và học sinh đang học lớp 12 băn khoăn lựa chọn học nghề hay đại học (ĐH) để làm sao vừa phù hợp với kinh tế gia đình, tăng cơ hội tìm việc sau tốt nghiệp.
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Đường bờ biển dài, vùng lãnh hải lớn của nước ta là cơ hội để ngành hải dương học phát triển nhưng vẫn có quá ít học sinh THPT thực sự hiểu rõ để chọn học ngành này ở bậc ĐH.
Dù có nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội nhưng hiện các ngành về khí hậu và khí tượng đang khan hiếm người học.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi