Chương trình đào tạo cho giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại Việt Nam

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo cho người nước ngoài dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Việt Nam.

Giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Việt Nam phải được cấp chứng chỉ đào tạo (Ảnh: FB Apollo English)

Chương trình này được sử dụng để đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo dạy tiếng Anh cho người nước ngoài tại trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Việt Nam bao gồm: người bản ngữ (ngôn ngữ tiếng Anh) có bằng cao đẳng trở lên; người nước ngoài có bằng cao đẳng tiếng Anh trở lên; người nước ngoài có bằng cao đẳng trở lên và có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Mục tiêu chung là giúp học viên phát triển kỹ năng dạy tiếng Anh hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với văn hóa, bối cảnh của Việt Nam; đáp ứng nhu cầu đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo dạy học cho học viên; góp phần bảo đảm chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ và trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên cần đáp ứng được yêu cầu về năng lực dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ. Đó là vận dụng được kiến thức, phương pháp và cách tiếp cận chính trong dạy tiếng Anh; phân tích, đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp phù hợp với đối tượng người học, văn hóa và bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, học viên vận dụng được các kỹ năng hỗ trợ việc dạy và học một cách linh hoạt, hiệu quả; phân tích, đánh giá, điều chỉnh các kỹ năng quản lý, tổ chức lớp hiệu quả nhằm hỗ trợ việc học; sử dụng công nghệ, học liệu, phương pháp dạy tiếng Anh phù hợp với đối tượng người học…

Bộ GD&ĐT lưu ý: người nước ngoài dạy tiếng Anh tại Việt Nam cần có thái độ, tinh thần làm việc trách nhiệm, hợp tác, chuyên nghiệp và khả năng thích ứng linh hoạt; tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống văn hóa Việt Nam; tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương trình đào tạo có cấu trúc gồm 11 chuyên đề bao gồm10 chuyên đề về kiến thức, phương pháp và kỹ năng giảng dạy tiếng Anh và 1 chuyên đề thực tập với thời lượng 160 tiết dạy, mỗi tiết dạy là 45 phút (tương đương với 120 giờ dạy, mỗi giờ dạy là 60 phút). Quyết định cũng nêu rõ nội dung cụ thể từng chuyên đề.

Kết thúc Chương trình đào tạo, học viên được đánh giá thông qua bài kiểm tra và kết quả thực tập nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng của Chương trình; từ đó, được cấp chứng chỉ đào tạo.

Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo gồm trường đại học sư phạm có khoa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có khoa đào tạo giáo viên tiếng Anh; cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh. Việc quản lý và cấp phát chứng chỉ thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Theo Nam Du/ Kinh tế & Đô thị

Tin cùng chuyên mục

Kết thúc 4 ngày thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, có tổng số 956.905 thí sinh đăng ký, cao hơn khá nhiều so với năm trước.
Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định việc khảo sát tiếng Anh của giáo viên không phải kiểm tra trình độ cá nhân. Kết quả khảo sát tuyệt đối không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác như đánh giá thi đua, xét lương, kỷ luật hay các mục đích cá nhân khác...
Kể từ tháng 12.1993 khi đại học (ĐH) đầu tiên được thành lập, đến nay Việt Nam có 10 ĐH, trong đó có 2 ĐH quốc gia, 3 ĐH vùng, 2 ĐH ngoài công lập, với quy mô đào tạo các bậc học, các hệ từ vài chục ngàn đến hơn một trăm ngàn người học.
Bộ trưởng GD-ĐT vừa có quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự cho vị trí Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, sau tháng rưỡi vụ này khuyết cấp trưởng.
Thời gian nghỉ hè và nghỉ phép của giáo viên được quy định rõ hơn tại Thông tư số 05/2025/TT-BGDĐT có hiệu từ từ 22/4...
Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường không được chủ quan, cần tận dụng tối đa “giai đoạn vàng” từ nay tới trước kỳ thi để hỗ trợ học sinh, giúp các em đáp ứng tốt với kỳ thi nhiều đổi mới...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề