Chơi pháo Tết: Đừng để vào tù vì thiếu hiểu biết

Ngay khi Ngh đnh 137/2020/NĐ-CP ca Chính ph quy đnh v qun lý, s dng pháo có hiu lc (t ngày 11-1-2021), th trưng pháo Tết trên mng tr nên rm r. Tuy nhiên, nếu không hiu rõ v ngh đnh, s dng loi pháo không đúng quy đnh s d vi phm pháp lut...


Hot đng qung cáo, mua bán pháo hoa n dp cn Tết tr nên rm r trên mng xã hi

Nhn nhp th trưng mng

Thời điểm này, thị trường pháo Tết trên không gian mạng hoạt động vô cùng rầm rộ. Nhiều trang bán pháo Tết thu hút hàng ngàn thành viên và hàng chục ngàn lượt tương tác. Có đủ các loại pháo như pháo hoa dàn, pháo bi, pháo trứng… với nhiều mức giá khác nhau từ vài chục ngàn, vài trăm ngàn cho đến vài triệu đồng. Các trang mạng đều công khai số điện thoại người bán và nhận “chốt” đơn số lượng lớn. Các giao dịch mua bán pháo diễn ra hết sức nhộn nhịp.

Trong vai người có nhu cầu mua pháo chơi Tết, chúng tôi liên hệ đến một số điện thoại trên group Pháo Tết 2021 Hồ Chí Minh, người này xưng tên T. cho biết cung cấp nhiều loại pháo chơi Tết với mức giá ưu đãi: pháo hoa dàn 36 có giá 500 ngàn đồng, dàn 49 giá 800 ngàn đồng, dàn 64 giá 1 triệu đồng, dàn 100 giá 1,3 triệu đồng, pháo bi size lớn 100 quả giá 500 ngàn đồng, pháo trứng có giá 20 ngàn đồng/1 quả chỉ bán trên 50 quả.

“Bên shop bán hàng uy tín, không nhận cọc như các shop khác; kiểm tra hàng trực tiếp chuẩn hàng Thái mới nhận thanh toán. Nếu chị mua thì chốt đơn sớm để Tết lấy hên…”, T. nói.

Không chỉ công khai, để dễ dàng mua bán, nhiều trang bán pháo còn dẫn Nghị định 137, cho rằng Chính phủ đã cho phép sử dụng pháo Tết nhằm quảng cáo về các loại pháo Tết; đồng thời cam kết đảm bảo an toàn cho người mua trong quá trình giao dịch, vận chuyển.

“Đã có thông báo về việc cho phép sử dụng pháo Tết, mọi người không lo về việc sử dụng pháo nữa nhé. Và em là đơn vị cung cấp hầu hết các loại pháo, từ pháo hoa 36 quả, 49 quả cho đến các loại pháo trứng, pháo nổ chỉ thiên, bánh đà. Em giao dịch tất cả các tỉnh, thành, giao dịch trực tiếp tại Hà Nội. Đối với các tỉnh, thành khác, em gửi xe và mọi người yên tâm là sẽ đảm bảo an toàn cho đôi bên về việc vận chuyển pháo…”, là lời giới thiệu và khẳng định chắc nịch trên một trang bán pháo với hơn 3,3 ngàn lượt tương tác. Chính những quảng cáo lập lờ này đã đánh vào tâm lý, nhu cầu sử dụng pháo hoa của người dân trong dịp Tết khiến nhiều người lầm tưởng việc sử dụng pháo nổ là hợp lệ, không vi phạm pháp luật.

Ch đưc s dng pháo không có tiếng n

Nghị định 137 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo, nên rõ: Người dân chỉ được sử dụng các loại pháo hoa khi có tác động của xung kích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian nhưng không gây ra tiếng nổ. Đây là loại pháo không có thuốc nổ, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người; Đối với các loại pháo nổ, pháo hoa nổ khi có tác động của xung kích cơ, điện, nhiệt, hóa, tạo ra hiệu ứng màu sắc trong không gian nhưng khi nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ là loại pháo người dân không được phép sử dụng, pháp luật nghiêm cấm tuyệt đối.

Nghị định 137 cũng chỉ rõ, đối với các loại pháo hoa được phép sử dụng, người dân chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép kinh doanh pháo hoa. Trường hợp mua, sử dụng pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được phép kinh doanh sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

CÓ TH B PHT TI 15 NĂM TÙ

Điều 10, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình. Mức tiền phạt thấp nhất là 500 ngàn đồng, tối đa là 40 triệu đồng với một số hành vi: Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng bị phạt tiền từ 500 ngàn - 1 triệu đồng; Sử dụng các loại pháo mà không được phép bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng. Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng; Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo bị phạt tiền từ 20-40 triệu đồng. Bên cạnh bị phạt tiền, toàn bộ số pháo là tang vật sẽ bị tịch thu theo quy định. Hành vi phạm tội liên quan đến sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo có thể sẽ bị hình sự theo các tội quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, cụ thể: Người nào sản xuất, buôn bán pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu - 3 tỷ hoặc phạt tù từ 1-15 năm; Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu - 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng - 10 năm; Người đốt pháo nổ, pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 3 tháng - 7 năm.

Như vậy, căn cứ theo Nghị định 137, các hành vi tự sản xuất, mua bán, trao đổi, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ và pháo hoa gây nổ là các hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo hành vi vi phạm. Đối với các hành vi công khai quảng cáo, giao dịch pháo nổ, pháo hoa gây nổ, thậm chí ngay cả pháo hoa trên không gian mạng cũng vi phạm pháp luật.

Tết Nguyên đán đang cận kề, nhu cầu sử dụng pháo của người dân cũng tăng cao. Tuy nhiên, khi mua bán, sử dụng pháo hoa, người dân cần phải hiểu và nắm rõ quy định về sử dụng pháo hoa để tránh nhầm lẫn, dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc; không chỉ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ mà còn vi phạm pháp luật. Một số loại pháo nổ thường thấy như pháo bi, pháo cối, pháo bánh, pháo tép; các loại pháo dàn, hộp 36 hoặc 48 quả... là những loại pháo pháp luật tuyệt đối nghiêm cấm sử dụng. Các loại pháo hoa người dân có thể sử dụng bao gồm que, nến, pháo bông khi đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc mà không có tiếng nổ.

Bài, ảnh: Nam Đnh

Tin cùng chuyên mục

Hơn 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ và nghiên cứu sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới tham gia “Trường học Việt Nam về quan sát trái đất lần thứ 4”
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, chính đáng và Bộ GD&ĐT ra quy định để quản lý những việc đó. Tức là việc học thêm, nếu có, không phải nhằm mục tiêu để đạt được yêu cầu của chương trình. Do đó, việc học thêm là sự tự nguyện của người dân.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, nguồn nhân lực sẽ là một thách thức lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Công nghiệp TP.HCM (KNN-IUH) vừa hoàn thành chương trình đào tạo ngắn hạn tại trường Cao đẳng Humber ở thành phố Toronto,
Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP.HCM có thông tin định hướng phát triển hạ tầng giáo dục ĐH và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm 2040,
Có 2 lĩnh vực đào tạo chỉ đạt tỷ lệ dưới 1% tổng số thí sinh trúng tuyển, thấp hơn rất nhiều lần so với các lĩnh vực tốp đầu như kinh doanh và quản lý (khoảng 24%), máy tính và công nghệ thông tin (khoảng 11%).
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.